1. Cây hoa bỏng trong phong thủy là gì?

Cây hoa bỏng, hay còn được biết đến như cây sống đời, cây trường sinh, diệp sinh căn, đả bất tử, hay cây thuốc bỏng... thuộc họ Bỏng với tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.).
Đây ban đầu là một loài cây mọc tự nhiên, nhưng vì có nhiều tính chất tốt và hoa của nó cũng rất hấp dẫn nên hiện nay được nhiều người trồng làm cây cảnh.
Cây hoa bỏng có những đặc điểm sinh học như sau:
- Thân mảnh mai, sống lâu năm và cao khoảng 50cm. Thân cây mảnh mai, trơn, có đốm tía xung quanh.
- Lá xanh tươi, dày và đầy nước, rộng từ 2 – 10cm, dài từ 5 – 15cm. Lá mọc đối xứng, mép có răng cưa nhỏ, bề mặt lá bóng, cuống lá dài từ 2,5 – 5cm.
- Hoa có màu chủ đạo là đỏ và hồng. Thời gian ra hoa kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, mang lại sắc xuân rực rỡ cho ngôi nhà.
- Quả thường xuất hiện từ tháng 2 – 5, tháng 3 – 6.
2. Cây hoa bỏng có tác dụng gì trong phong thủy?
- Dưỡng sinh sức khỏe, mang lại sự trường thọ
Cây hoa bỏng sở hữu sức sống mãnh liệt, một chiếc lá rơi xuống đất cũng đủ để cây phát triển lớn dần. Dù thân thảo nhỏ nhắn nhưng cây có thể sống lâu dài, từ đời này sang đời khác, cây già thường cho ra thêm cây con, nối tiếp phát triển không ngừng.
Do đó, cây bỏng trở thành biểu tượng cho sức khỏe mạnh mẽ và sự trường thọ. Trong gia đình có người cao tuổi, việc trồng cây bỏng như một lời chúc cho tuổi già trường thọ khỏe mạnh.
- Biểu tượng của giàu có và thịnh vượng
Cây bỏng cũng là biểu tượng cho sự thịnh vượng và phú quý của gia đình. Theo phong thủy, những chiếc lá bỏng dày, tròn như những bàn tay hứng tài lộc. Màu sắc của hoa bỏng mang lại may mắn, niềm vui trong nhà, giúp gia chủ thành công phát đạt. Những chậu hoa bỏng nở đỏ rực, tươi sáng, tưng bừng rất đẹp mắt thường được trồng trước cửa nhà hoặc mang vào trong nhà trưng bày vào dịp lễ Tết.
Hoa bỏng còn có hình dạng giống như đuôi phượng, lộng lẫy, ngụ ý 'phú quý, cát tường'.
- Biểu thị cho lòng chân thành, giản dị
- Cây biểu hiện khả năng vượt qua thử thách
Cây hoa bỏng dễ chăm sóc, khi đủ ánh sáng và nước, cây sẽ phát triển mạnh mẽ. Thậm chí nó có thể sống được trong môi trường khắc nghiệt, vì thế mà cây mang ý nghĩa tích cực trong cuộc sống. Do đó, cây hoa bỏng cũng là biểu tượng cho sự cố gắng, vượt qua khó khăn và tinh thần làm việc cao.
3. Cây hoa bỏng có độc không?
Lá của cây hoa bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát không chỉ không độc mà còn rất lành, có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Ngoài việc điều trị bỏng, lá bỏng vẫn được dùng để chữa bệnh sỏi thận, bệnh gout, cao huyết áp, điều hòa kinh nguyệt, và giảm triệu chứng mất ngủ…
Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra rằng thành phần của cây lá bỏng chứa Bryophylin có khả năng kháng khuẩn rất mạnh, được sử dụng để chữa lành vết thương hở và điều trị bệnh đường ruột.
4. Cây hoa bỏng trong phong thủy mang lại hiệu quả gì?

Những chậu cây hoa bỏng trông rất tươi tắn, đầy sức sống. Khi đặt ở phòng khách, bàn làm việc để làm đẹp và trang trí không gian trong nhà, chúng mang đến sự tươi mới và sự sống đầy sinh khí.
- Thanh lọc không khí
Cây bỏng có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Những lá xanh tươi của cây có thể hấp thụ nhiều khí độc hại như carbon dioxide, và thải ra oxy tươi qua quá trình quang hợp.
- Sử dụng làm thuốc
Trong Đông Y, cây hoa bỏng được sử dụng như một loại thuốc. Dưới đây là một số cách sử dụng lá bỏng để điều trị bệnh.
- Giải rượu
5. Cây hoa bỏng phù hợp với tuổi và mệnh nào?

Những người mệnh Thổ và Hỏa đặt cây hoa bỏng trong nhà sẽ giúp giảm vận xui và gia tăng vận khí tốt lành, giúp công việc thăng tiến nhanh chóng và gặp được nhiều cơ hội phát tài.
6. Cây hoa bỏng phong thủy nên đặt ở đâu trong nhà?
Mặc dù cây dễ sống nhưng nhớ đặt chúng ở nơi có ánh sáng đầy đủ, không nên để chậu hoa bỏng trong nhà liên tục, điều này sẽ không tốt cho sự phát triển của cây và làm cho cây không đẹp.
7. Cách trồng và chăm sóc hoa bỏng phong thủy dễ sống nhất
Ánh sáng
Vì vậy, nên đặt cây ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu vào như hướng Đông hoặc hướng Tây. Nếu đặt trong khu vực có bóng râm nhẹ, hãy thường xuyên đưa cây ra ngoài.
Đảm bảo cây được chiếu sáng 5-6 tiếng mỗi ngày. Cây cần ánh sáng quanh năm để phát triển khỏe mạnh và có vẻ đẹp cổ điển.
Nước
Hãy tưới nước đều đặn, không để đất quá khô hoặc quá nhiều nước. Mặc dù cây hoa bỏng ưa môi trường ẩm, nhưng cây lại rất dễ bị úng thối cây nếu đất không thoát nước kịp.
Thế nên không tưới quá nhiều, trung bình 3 – 4 ngày mới nên tưới một lần. Khi tưới thì tưới trực tiếp vào gốc, tránh tưới ở lá.
Lượng nước cũng phụ thuộc vào từng mùa, ví dụ mùa Hè nên tưới nhiều nước, vào mùa Đông cây sinh trưởng chậm nên tưới ít hơn.
Nhiệt độ
Cây ưa ấm áp và sợ lạnh, muốn cây nở hoa vào mùa Đông nhiệt độ cần phải trên 15 độ. Tuy nhiên, nó rất chịu nhiệt và có thể tiếp tục nở hoa ngay cả trong mùa Hè.