
Sầu đâu | |
---|---|
hoa và lá | |
Tình trạng bảo tồn
| |
Ít quan tâm (IUCN 3.1) | |
Phân loại khoa học | |
Giới: | Plantae |
nhánh: | Tracheophyta |
nhánh: | Angiospermae |
nhánh: | Eudicots |
nhánh: | Rosids |
Bộ: | Sapindales |
Họ: | Meliaceae |
Chi: | Azadirachta |
Loài: | A. indica
|
Danh pháp hai phần | |
Azadirachta indica A.Juss., 1830 | |
Các đồng nghĩa | |
Danh sách |
Sầu đâu, còn được gọi là sầu đông, xoan sầu đâu, xoan ăn gỏi, xoan trắng, xoan chịu hạn, xoan Ấn Độ (tên khoa học: Azadirachta indica), thuộc họ Meliaceae. Loài này được A.Juss. miêu tả lần đầu vào năm 1830. Cây sầu đâu có mặt ở Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar và Pakistan, tại các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới.
Tên cây
Cây sầu đâu có tên gọi khác nhau theo từng ngôn ngữ: Neem tree (tiếng Anh), Azad Dirakht (tiếng Ba Tư), DogonYaro (tiếng Nigeria), Margosa, Neeb (tiếng Ả Rập), Nimtree, Nimba (tiếng Phạn), Vepu, Vempu, Vepa (tiếng Telugu), Bevu Kannada, Veppam (tiếng Tamil). Ở Đông Phi, cây này gọi là Mwarobaini (Kiswahili), nghĩa là cây 40, vì người ta tin rằng nó chữa được 40 loại bệnh.
Đặc tính
Cây sầu đâu phát triển nhanh, có thể cao 15–19 m, đôi khi lên đến 35–40 m. Là cây thường xanh nhưng khi hạn hán, cây có thể rụng lá. Tán cây rậm, nhánh tỏa rộng, đường kính tán 15–20 m.
Hiện nay, cây sầu đâu được trồng nhiều ở các tỉnh như Kiên Giang, Châu Đốc và Ninh Thuận.
Lá cây sầu đâu
Lá sầu đâu màu xanh, vị đắng, hậu ngọt, tính mát. Hoa ít đắng hơn và có mùi thơm. Hàng năm, từ tháng 10 đến tháng giêng âm lịch, cây thay lá và ra hoa. Người dân thường hái lá để ăn và bán.
Lá sầu đâu đã được khoa học chứng minh có hiệu quả trong phòng và chữa bệnh. Người Ấn Độ từ lâu đã dùng lá sầu đâu làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa sốt rét. Lá còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào và kháng các tác nhân gây đột biến gen hoặc ung thư, trị được các bệnh như tiểu đường, ngứa âm hộ, bệnh ghẻ...
Lá sầu đâu là nguyên liệu chính cho món gỏi sầu đâu. Lá được trụng với nước sôi (hoặc ngon nhất là trụng với nước cơm sôi nấu bằng củi) để giảm đắng. Thịt ba rọi luộc, xắt mỏng. Tôm sú luộc, bỏ vỏ. Khô sặc rằn nướng, xé nhỏ. Dưa leo và xoài xanh bào sợi. Trộn tất cả với nước mắm ớt chua ngọt. Thêm rau thơm, ngò rí, đậu phộng giã, và vài lát ớt để món gỏi thêm màu sắc hấp dẫn.
Trong văn hóa
Trong văn học Việt Nam, nhà văn Nhã Ca viết tiểu thuyết Mưa trên cây sầu đông, lấy bối cảnh cây sầu đâu, đặc trưng của Huế, làm nền cho câu chuyện tình giữa người lính Việt Nam Cộng hòa và cô gái Huế trong Chiến tranh Việt Nam cuối thập niên 1960.
Hình ảnh



Ghi chú
Liên kết bên ngoài
- Tư liệu liên quan đến 2 trên Wikimedia Commons
- Dữ liệu về Azadirachta indica trên Wikispecies
- Vườn thực vật Hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Chỉ mục tên thực vật Australia (biên tập). “Azadirachta indica”. Chỉ mục tên thực vật quốc tế.