CD | |
Dạng | Đĩa quang |
---|---|
Dung lượng | định dạng thông thường là 700 MB |
Phát triển bởi | Philips & Sony |
Công dụng | Lưu trữ dữ liệu, nhạc, video, games |
Đĩa quang |
---|
Chung[hiện] |
Các kiểu, loại đĩa quang[hiện] |
Đĩa CD hay còn gọi là đĩa nén (tiếng Anh: Compact Disc) là một loại đĩa quang, thường được làm từ chất liệu nhựa, có đường kính 4,75 inch, sử dụng phương pháp ghi quang học để lưu trữ khoảng 80 phút âm thanh hoặc 700 MB dữ liệu số hóa.
Lịch sử hình thành
Đĩa CD được bắt đầu phát triển từ năm 1979 bởi hai hãng Sony và Philips để ghi âm thanh. Ban đầu mỗi hãng có hướng phát triển riêng, nhưng đến năm 1980 họ hợp nhất thành một chuẩn đĩa CD âm thanh (vẫn phổ biến đến ngày nay).
Để xác định sự phát triển và thiết lập các tiêu chuẩn chung, các hãng đã cùng xuất bản cuốn 'Sách Đỏ' (Red Book), nêu rõ từng bằng sáng chế công nghệ của từng hãng.
Phiên bản gần nhất của cuốn sách này là vào tháng 5 năm 1999.
Sau đó, Sony, Philips và một số hãng khác tiếp tục phát triển các định dạng đĩa mới, được sử dụng đến ngày nay (Xem phần Các loại định dạng của đĩa CD).
Công nghệ
- Tham khảo mục Công nghệ trong bài viết về Đĩa quang
Hầu hết các loại đĩa CD đều hoạt động với thông số giống nhau, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như miniCD với kích thước nhỏ hơn hoặc vài định dạng khác biệt khác.
Đĩa CD sử dụng công nghệ quang học để đọc và ghi dữ liệu, bằng cách sử dụng tia laser chiếu vào bề mặt đĩa và nhận lại các phản xạ ánh sáng, tương ứng với các tín hiệu nhị phân (0 và 1).
Các thông số kỹ thuật
Thông số của hai loại đĩa CD phổ biến.
Dung lượng theo âm thanh (phút) | 74 | 80 |
Dung lượng theo dữ liệu (MB) | 650 | 700 |
Tốc độ đọc ở 1X (m/s) | 1.3 | 1,3 |
Bước sóng lade (nm) | 780 | 780 |
Khẩu độ (Numerical aperture) (lens) | 0.45 | 0,45 |
Chỉ số khúc xạ (Media refractive index) |
1.55 | 1,55 |
Track (turn) spacing (μm) | 1.6 | 1,48 |
Turns per mm | 625 | 676 |
Turns per inch | 15.875 | 17.162 |
Tổng độ dài track (m) | 5.772 | 6.240 |
Tổng độ dài track (foot) | 18.937 | 20.472 |
Tổng độ dài track (miles) | 3.59 | 3,88 |
Độ rộng điểm (μm) | 0.6 | 0,6 |
Độ sâu điểm (μm) | 0.125 | 0.125 |
Chiều dài điểm nhỏ nhất (μm) | 0.90 | 0,90 |
Chiều dài điểm lớn nhất (μm) | 3.31 | 3,31 |
Bán kính Lead-in (mm) | 23 | 23 |
Bán kính vùng dữ liệu (data zone) - trong (mm) |
25 | 25 |
Bán kính vùng dữ liệu - ngoài (mm) | 58 | 58 |
Bán kính Lead-out - ngoài (mm) | 58.5 | 58,5 |
Độ rộng vùng track dữ liệu (mm) | 33 | 33 |
Độ rộng toàn vùng track (total track area width) (mm) |
35.5 | 35,5 |
Tốc độ quay lớn nhất ở 1X CLV (rpm) | 540 | 540 |
Tốc độ quay nhỏ nhất ở 1X CLV (rpm) | 212 | 212 |
Số track chứa dữ liệu (data zone) | 20.625 | 22.297 |
Tổng số track | 22.188 | 23.986 |
Các định dạng khác nhau của đĩa CD
CD-DA
CD-DA (Compact Disc-Digital Audio) lần đầu tiên ra mắt vào năm 1980 bởi Sony và Philips. Định dạng này là chuẩn mực cho các thiết bị giải trí dân dụng để đọc đĩa CD thông thường. CD-DA chỉ chứa dữ liệu âm thanh, lưu trữ các bài hát và bản nhạc mà không chứa bất kỳ loại dữ liệu nào khác.
- Định dạng đĩa này tuân theo tiêu chuẩn trong sách 'Red Book' nên được gọi là đĩa CD 'Red Book'
5.1 Đĩa Nhạc
SACD
SACD (Super Audio CD) là đĩa CD âm thanh có chất lượng vượt trội so với đĩa CD-DA thông thường, được Sony và Philips giới thiệu vào năm 1999.
CD-Text
CD-Text là phiên bản mở rộng của CD-DA, cho phép lưu trữ một số dữ liệu văn bản (text) như tên album, tên các bài hát, tác giả, ca sĩ... Những dữ liệu này được đặt tại vùng lead-in của đĩa CD.
CD-ROM
CD-ROM (Compact Disc Read Only Memory) là đĩa CD chỉ đọc dữ liệu. Được giới thiệu lần đầu vào năm 1983 bởi Sony và Philips, CD-ROM khác với các đĩa CD-DA ban đầu chỉ chứa âm thanh, và có thể lưu trữ nhiều loại dữ liệu máy tính.
Loại đĩa này thường được ghi dữ liệu bằng các thiết bị chuyên dụng, cho phép sản xuất nhiều đĩa trong thời gian ngắn. Người dùng không thể ghi thêm dữ liệu vào các đĩa này.
Tốc độ đọc và truyền dữ liệu của đĩa CD-ROM
Tốc độ theo nhãn (Max. nếu CAV) | Thời gian để đọc đĩa 74 phút (nếu CLV) | Thời gian để đọc đĩa 80 phút (nếu CLV) | Tốc độ truyền dữ liệu (Max. nếu CAV) | Tốc độ CD-ROM thực tế (Min. nếu CAV) | Tốc độ truyền thấp nhất nếu CAV | Tốc độ CD-ROM trung bình (nếu CAV) | Tốc độ truyền trung bình (nếu CAV) | Vận tốc dài lớn nhất | Vận tốc dài lớn nhất | Tốc dộ quay (Min. nếu CLV Max. nếu CAV) | Tốc độ quay lớn nhất nếu CLV |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
X | (phút) | (phút) | (Bps) | (X) | (Bps) | X | (Bps) | (m/giây) | (mph) | (rpm) | (rpm) |
Chú thích: CAV (Constant Angular Velocity): Vận tốc góc không thay đổi. CLV: (Constant Linear Velocity): Vận tốc dài không thay đổi |
CD-i
CD-i (Compact Disc-interactive) được Sony và Philips giới thiệu năm 1986. Đây là sự cải tiến chứa cả âm thanh và các đoạn phim (tiếng và hình).
CD-i không được sử dụng rộng rãi và không tương thích với máy tính thông thường.
- CD-i tuân theo định dạng Greed Book.
CD-ROM EA
CD-ROM EA (Extended Architecture) được giới thiệu năm 1989 bởi Sony, Philips và Microsoft. Nó kết hợp CD-ROM và CD-i để cho phép máy tính phát được đĩa nhạc có hình (tiếng và video).
CD-i Bridge
CD-i Bridge được Sony và Philips giới thiệu, kết hợp CD-i và CD-ROM XA. Chúng có thể phát trên cả đầu phát CD-i và máy tính thông thường.
CD-R
Bao gồm CD-R (ghi một lần) và CD-RW (ghi nhiều lần), được giới thiệu vào các năm 1989 và 1996 bởi Sony và Philips.
CD-P
CD-P (hay còn gọi là Photo-CD) được Philips và Kodak giới thiệu năm 1990, kết hợp CD-ROM XA với CD-R để lưu trữ ảnh cùng với âm thanh và video. Đây là chuẩn để lưu ảnh trên đĩa CD-R.
Đĩa Video CD
Video CD (viết tắt là VCD) ra mắt năm 1993 bởi các hãng Philips, JVC, Matsushita và Sony, dựa trên nền tảng CD-i và CD-ROM XA. Đĩa này chứa khoảng 74 phút video theo chuẩn MPEG-1 (hoặc âm thanh kỹ thuật số dạng ADPCM)
Đĩa SVCD
SVCD (Super Video Compact Disc) là định dạng đĩa video với độ phân giải cao hơn chuẩn Video CD.
Đĩa CD EXTRA
CD EXTRA ra mắt năm 1995 bởi các hãng Sony và Philips.
Đĩa CD Double-Density
Ra đời năm 2000 bởi các hãng Philips và Sony.
CD+G (CD+Graphics)
CD+G (CD+Graphics) là đĩa CD chứa âm thanh kèm đồ họa. Chúng có thể phát âm thanh bình thường trên các thiết bị âm thanh thông thường, nhưng nếu phát trên các thiết bị đặc biệt (như máy tính với phần mềm riêng, đầu phát đặc biệt kết nối với màn hình hoặc tivi) thì có thể hiển thị đồ họa hoặc hát karaoke.
Đĩa MiniCD
MiniCD là loại đĩa CD thông thường nhưng có đường kính ngoài chỉ 80 mm, dung lượng ít hơn so với đĩa CD tiêu chuẩn 120 mm. MiniCD có đủ các loại như CD-DA, CD-ROM, CD-R...
Ghi chú
- PCTechGuide: CD-i Bridge Lưu trữ ngày 09-10-2007 tại Wayback Machine
Công nghiệp âm nhạc |
---|
Laser |
---|
Tiêu đề chuẩn |
|
---|