Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu – CEFR là cái gì

CEFR là viết tắt của gì?
Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) - viết tắt của Common European Framework of Reference for Languages, là một tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá mức độ thông thạo ngôn ngữ.
Khung CEFR được sử dụng rộng rãi tại châu Âu để đánh giá năng lực ngôn ngữ trong các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha,... và ngày càng được phổ biến toàn cầu.
Các cấp độ CEFR
Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) mô tả khả năng sử dụng ngôn ngữ theo 6 cấp độ, từ A1 cho người mới bắt đầu đến C2 cho người thành thạo gần như ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.
Dựa trên cách đánh giá của CEFR, giáo viên và học sinh ngoại ngữ đều có thể dễ dàng nhận biết trình độ thông qua các cấp độ khác nhau, đồng thời giúp tổ chức giáo dục và cả nhà tuyển dụng so sánh các bằng cấp và chứng chỉ ngoại ngữ.
Bậc CEFR | Trình độ | Mô tả trình độ |
A1 | Mới bắt đầu | Người học có thể hiểu và sử dụng các cụm từ và cách diễn đạt cơ bản liên quan đến các tình huống hàng ngày. Họ có thể giới thiệu bản thân, hỏi và trả lời những câu hỏi đơn giản, và tương tác một cách đơn giản với người bản ngữ. |
A2 | Sơ cấp | Người học có thể hiểu các cách diễn đạt được sử dụng thường xuyên liên quan đến các lĩnh vực liên quan trực tiếp nhất (ví dụ: thông tin cá nhân và gia đình, mua sắm, chỉ đường, v.v.). Họ có thể giao tiếp và trao đổi thông tin đơn giản về các chủ đề quen thuộc. |
B1 | Trung cấp | Người học có thể hiểu những điểm chính của đầu vào tiêu chuẩn rõ ràng về các vấn đề quen thuộc thường gặp trong công việc, trường học, giải trí, v.v. Họ có thể xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra khi đi du lịch ở khu vực sử dụng ngôn ngữ đó và tạo ra văn bản liên kết đơn giản về các chủ đề quen thuộc hoặc sở thích cá nhân. |
B2 | Trên trung cấp | Người học có thể hiểu ý chính của văn bản phức tạp về cả chủ đề cụ thể và trừu tượng, bao gồm các cuộc thảo luận kỹ thuật trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Họ có thể tương tác với một mức độ trôi chảy và tự nhiên khiến cho việc tương tác thường xuyên với người bản ngữ hoàn toàn có thể thực hiện được mà không gây căng thẳng hay khó hiểu cho cả hai bên. |
C1 | Cao cấp | Người học có thể hiểu nhiều loại văn bản dài hơn, đòi hỏi khắt khe hơn và nhận ra các ý ẩn dụ. Họ có thể diễn đạt trôi chảy và tự nhiên mà không cần quá nhiều nỗ lực. Họ có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và hiệu quả cho các mục đích xã hội, học thuật và nghề nghiệp. |
C2 | Thành thạo | Người học có thể hiểu một cách dễ dàng hầu như mọi thứ mà mình nghe hoặc đọc. Họ có thể tóm tắt thông tin từ các nguồn nói và viết khác nhau, xây dựng lại các lập luận và lời giải thích trong một bài trình bày mạch lạc. Họ có thể diễn đạt một cách tự nhiên, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các sắc thái ý nghĩa tốt hơn ngay cả trong những tình huống phức tạp nhất. |
Thời gian học để đạt được các cấp độ theo Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR)
Dưới đây là bảng thống kê số giờ học cần thiết để đạt các cấp độ theo Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR), bắt đầu từ A1, theo Cambridge. Lưu ý rằng đây chỉ là ước tính vì mỗi cá nhân có thể có mức độ và khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau nhé!

Đối chiếu Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) và IELTS
Bởi vì sự phổ biến của nó, việc hiểu rõ Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) sẽ rất hữu ích cho những người học tiếng Anh, đặc biệt là những ai đang chuẩn bị cho kỳ thi IELTS.

Một lợi ích quan trọng là bạn có thể sử dụng CEFR để đánh giá trình độ ngoại ngữ của mình trước khi bắt đầu chuẩn bị cho kỳ thi IELTS.
IELTS có đến 9 band khác nhau, còn CEFR chỉ có 6 cấp độ, dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu xác định trình độ của mình. Bạn có thể dựa vào CEFR để đặt mục tiêu và chuyển đổi sang điểm IELTS tương ứng.
Dưới đây là bảng quy đổi điểm IELTS và CEFR. Hãy lưu ý rằng band thấp nhất của IELTS để có thể đi làm hoặc du học là 4.0, tương đương với cuối cấp độ A2 và đầu cấp độ B1.
Bảng so sánh điểm IELTS và CEFR
IELTS | CEFR | |
Cấu trúc bài thi | 4 phần: Nghe, Nói, Đọc, Viết | 5 phần: Ngữ pháp, Nghe, Nói, Đọc, Viết |
Mục đích sử dụng | Quy đổi sang điểm thi tốt nghiệp THPT hay thi đại họcĐăng ký học bổng và du học tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Úc, Canada,…Điều kiện cần để được xét tuyển vào một số trường Đại học (Ngoại thương, KTQD, các khoa quốc tế) hoặc xét tốt nghiệp đại họcĐiều kiện để ứng tuyển vào các công ty đa quốc gia | Quy đổi điểm tiếng Anh để tốt nghiệp Đại họcChứng chỉ cần thiết đối với giáo viên và giảng viên tiếng Anh không chuyên ngữChứng chỉ cần thiết cho kỳ thi công chức, cho hồ sơ của sinh viên cao họcCần có để được miễn thi tiếng Anh đầu vào dành cho thạc sĩ, tiến sĩ |
Độ phổ biến | Vương quốc Anh, Canada, Úc, Hoa Kỳ và hơn 143 quốc gia khác | Các quốc gia châu Âu, một số nước châu Á và châu Mỹ La Tinh |
Thời hạn | 24 tháng (2 năm) | Vô thời hạn |
Chi phí thi | 1.500.000 – 1.800.000 VNĐ | 4.750.000 VNĐ |
Về sự khó khăn giữa IELTS và CEFR, không có câu trả lời rõ ràng vì mỗi kỳ thi có cấu trúc kiến thức và phương pháp đánh giá riêng.
Người học cần xác định rõ mục tiêu của mình và các yêu cầu của tổ chức mà họ định học hoặc làm việc để chọn lựa chứng chỉ phù hợp và lập kế hoạch học tập.
Phân biệt chứng chỉ CEFR và Vstep

CEFR | Vstep |
CEFR là khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc đánh giá mức độ thông thạo ngôn ngữ châu Âu được quốc tế công nhận. | Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được ban hành bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo |
CEFR cung cấp một phương pháp học, dạy và đánh giá áp dụng cho mọi ngôn ngữ ở châu Âu | VSTEP dùng để đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 – 5 cho đối tượng sau trung học phổ thông, được sử dụng trong nước |
Chứng chỉ tiếng Anh CEFR đang được sử sụng rộng rãi và cần thiết cho sinh viên đại học, học viên thi tốt nghiệp thạc sĩ, tất cả các giáo viên, giảng viên đang dạy tiếng Anh tại các trường trên cả nước | Đối tượng sử dụng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP là học viên thạc sĩ, nghiên cứu sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, giáo viên dạy tiếng Anh |
Chứng chỉ CEFR được phổ biến rộng rãi và có giá trị quốc tế | Chứng chỉ VSTEP chỉ có giá trị ở Việt Nam, không được công nhận tại các nước trên thế giới |
Chứng chỉ CEFR
Ai cần có chứng chỉ CEFR?
Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2008 về việc quy định chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành rõ ràng chỉ ra: “Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành được thiết kế dựa trên Khung trình độ chung Châu Âu (CEF) và tiếp cận các tiêu chuẩn trình độ quốc tế. Do đó, trình độ đào tạo trong chương trình sẽ tiếp cận với các tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá quốc tế hiện tại.”
Chứng chỉ CEFR được nhiều tổ chức và cơ quan chính phủ trên toàn thế giới công nhận. Khung năng lực ngôn ngữ Châu Âu CEFR đã được ban hành và áp dụng rộng rãi tại Việt Nam, phục vụ cho nhiều đối tượng như công chức, giáo viên, bác sĩ, học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, thạc sĩ, tiến sĩ,...
Quyết định 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt CEFR như tài liệu tham chiếu trong Dự án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, đánh dấu bước tiến quan trọng để CEFR trở thành chuẩn mực quốc gia.
Nơi nào tổ chức thi chứng chỉ CEFR?
Bright online LLC Academy có trụ sở tại Mỹ, chuyên nghiên cứu và biên soạn các chương trình ôn luyện và đánh giá năng lực ngôn ngữ, bao gồm các bài thi được công nhận toàn cầu theo CEFR.
Tại Việt Nam, có nhiều địa điểm cung cấp dịch vụ thi Chứng chỉ CEFR. Tuy nhiên, các bạn cần kiểm tra kỹ thông tin để đảm bảo uy tín và được ủy quyền bởi ITEMS để có được Chứng chỉ có giá trị.
Hiện tại Viện Khoa học Quản lý Giáo dục – (IEMS) là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam được phê duyệt độc quyền của Bright online LLC Academy để triển khai các hoạt động ôn luyện và tổ chức kiểm tra tiếng Anh theo Khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR).
Tài liệu ôn luyện cơ bản cho kỳ thi CEFR
Bộ tài liệu về ngữ pháp và từ vựng Destination

Tên bộ sách: Destination
Tác giả: Malcolm Mann & Steve Taylore-Knowles
NXB: Macmillan (gốc), NXB Thời Đại (VN)
Trình độ sử dụng:
- Destination B1 – Dành cho những bạn có trình độ Anh ngữ B1 (intermediate)
- Destination B2 – Dành cho những bạn có trình độ anh ngữ B2 (upper-intermediate)
- Destination C1&C2 – Dành cho những bạn có trình độ anh ngữ C1 trở lên (advanced)
Nội dung: Với 4 mức độ cao nhất theo Common European Framework of Reference (CEFR) hay Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu Âu, bộ sách cung cấp những từ vựng và ngữ pháp đan xen theo từng chủ đề, tập trung vào kiến thức thường xuất hiện trong kỳ thi và bám sát khung chuẩn thi CEFR. Bao gồm:
- Destination B1: 42 Units, 14 Review Tests và 2 Progress Tests.
- Destination B2: 28 Units, 14 Review Tests và 2 Progress Tests.
- Destination C1 & C2: 26 Units, 13 Review Tests và 2 Progress Tests
Ưu điểm: Phần ngữ pháp được thiết kế gói gọn, giải thích rất chi tiết, từ vựng trong sách được giới thiệu theo nhiều chủ điểm khác nhau, giúp người học sử dụng đúng ngữ cảnh. Sách còn mang đến cả collocations, phrasal verb và idiom theo từng chủ đề, chỉ ra cách sử dụng, những từ hay nhầm lẫn,… Bài tập đa dạng về hình thức giúp người học luyện tập và ghi nhớ kiến thức, ngoài ra còn được thiết kế bám sát với bài thi Cambridge English, nhờ đó người học cũng có thể phát triển kỹ năng giải quyết một số dạng bài thường xuất hiện trong các bài thi.
Hạn chế: Lượng kiến thức khá nhiều, khiến cho người học có thể bị “ngợp” vì không biết phải học như thế nào. Bên cạnh đó, ở đa phần các Unit về từ vựng, các cụm từ chỉ được đưa ra cùng định nghĩa chứ không kèm ví dụ đặt trong câu cụ thể, có thể dẫn đến khó khăn trong việc ứng dụng.
Cách áp dụng bộ tài liệu ngữ pháp và từ vựng Destination một cách hợp lý
Lựa chọn sách phù hợp với trình độ: Để học hiểu quả thì bạn sẽ cần phải xác định mức độ tương ứng với bản thân. Các bạn có thể thử làm các bài thi đánh giá năng lực ngôn ngữ đã được chuẩn hóa như Cambridge English Language Assessment, TOELF hay IELTS để đánh giá khả năng tiếng Anh của mình.
Phân chia các bài học: Với mục tiêu vận dụng được lượng kiến thức ngữ pháp và từ vựng trong sách vào thực tế, chúng ta sẽ cần có sự phân chia bài học một cách hợp lí và kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Ví dụ như khi học xong một bài ngữ pháp hoặc từ vựng, ta sẽ làm bài tập rồi ứng dụng kiến thức đã học để đặt câu trong ngữ cảnh, có thể ở cả dạng viết hoặc nói tùy ý.
Sử dụng Review Tests và Progress Tests: Các bài Review Tests và Progress Tests trong sách nên được dùng để kiểm tra lại mức độ hiểu bài của học viên, từ đó giúp tự đánh giá chất lượng học tập và phát hiện lỗi hay khuyết điểm kiến thức để có thể củng cố và sửa chữa kịp thời.Trên đây là bài viết giới thiệu về Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR). Hy vọng qua bài viết này, Mytour đã giúp bạn hiểu thêm về CEFR là gì, cũng như cách đánh giá năng lực tiếng Anh và lựa chọn chứng chỉ phù hợp ngoài IELTS cho học tập và công việc. Chúc các bạn học tốt và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo nhé!