1. Hiện tượng chai da như thế nào?
Chai da thường xuất hiện ở những vị trí da chịu va đập và ma sát thường xuyên như gót chân, lòng bàn chân, lòng bàn tay,... Vùng da bị chai thường trở nên dày và cứng, da khô. Những vết chai có thể gây nứt nẻ, đau đớn và không thoải mái cho người bệnh. Những vết chai lớn có thể làm mất vẻ đẹp tự nhiên, đặc biệt là với phụ nữ, gây ra sự thiếu tự tin.
Nguyên nhân gây ra chai da thường là do việc đeo giày quá chật khiến cho bàn chân phải chịu đựng áp lực lớn, dần dần tạo thành vết chai. Hoặc thói quen không sử dụng tất khi mang giày cũng có thể tạo ra sự ma sát dẫn đến chai da.
Tuy nhiên, cũng có những yếu tố làm tăng nguy cơ chai da như sự hiện diện của các vấn đề sau:
-
Bướu Bunion: Đây là một vùng phình lên trên khớp chân cái, một dạng tình trạng không nguy hiểm nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày, bởi có thể gây đau khi va chạm nhiều.
-
Biến dạng ngón chân: Đây là một dạng vấn đề, ngón chân bị uốn cong khiến nhiều vị trí phải chịu áp lực lớn, hình thành vết chai.
-
Bất thường về xương chân cũng làm tăng nguy cơ bị chai da.
Chai da thường là do chịu áp lực ma sát lớn
2. Chai da có nguy hiểm không?
Các vết chai trên da thường là không nguy hiểm và không gây ra vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những vết chai da có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe hoặc tình trạng không bình thường trong cơ thể. Dưới đây là một số trường hợp cần chú ý:
-
Người bệnh tiểu đường nên lưu ý nếu thấy xuất hiện các vết chai da không bình thường, cần tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.
-
Vết chai sần sùi trên ngón út của chân phải có thể là dấu hiệu của sự bất thường về chức năng gan, trong khi vết chai này trên ngón út của chân trái có thể liên quan đến vấn đề tim mạch.
-
Da bàn chân xuất hiện các vết khô, cứng có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự thiếu hụt một số loại vitamin trong cơ thể.
-
Nếu có nhiều vết chai xuất hiện trên bàn chân, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về rối loạn trao đổi chất, không nên bỏ qua.
Chai da cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý bất thường trong cơ thể
3. Làm thế nào để chữa vết chai da?
Những vết chai da đôi khi gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống của người bệnh. Do đó, trong nhiều trường hợp, việc phải can thiệp điều trị để cải thiện tình trạng này là cần thiết. Dưới đây là cách thực hiện điều trị vết chai da:
Khám và xác định tình trạng bệnh
Bác sĩ thực hiện kiểm tra lâm sàng, xem xét vị trí của vết chai da để xác định liệu đó có phải là sừng hóa da hay mụn cóc, u nang. Trong những trường hợp nghi ngờ về dị tật, cần tiến hành chụp X-quang để quan sát kỹ hơn và xác định nguyên nhân hình thành vết chai
Các phương pháp điều trị cho vết chai da
-
Thay đổi lối sống: Đối với những vết chai trên chân do chịu áp lực ma sát lâu dài, cần thay đổi bằng cách chọn giày phù hợp, đeo vớ khi mang giày. Đối với tay, cần đeo găng tay khi làm việc, đi xe để giảm ma sát của da.
-
Loại bỏ vết chai bằng thuốc: Sử dụng thuốc Callus để làm mềm da. Sử dụng axit salicylic để làm mềm và loại bỏ vùng da dày sừng. Sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
-
Điều chỉnh hình dạng chân bị dị tật: Đối với những trường hợp vết chai do dị tật, phương pháp điều trị là điều chỉnh hình dạng chân thông qua phẫu thuật.
Trong nhiều tình huống, việc điều trị chai da là cần thiết để giải quyết tình trạng
4. Một số phương pháp cải thiện tình trạng chai da tại nhà
Đối với những trường hợp chai da thông thường, không phải do bệnh lý, có thể áp dụng những phương pháp cải thiện đơn giản tại nhà như sau:
Ngâm chân bằng nước ấm pha giấm táo
Sử dụng một chậu nước ấm kết hợp xà phòng và một chén dấm táo để ngâm chân trong khoảng 15 phút. Lúc này, da chai sẽ mềm ra, bạn có thể sử dụng đá bọt để nhẹ nhàng kỳ cọ, loại bỏ lớp chai trên da. Sau đó, bôi kem dưỡng ẩm để da trở nên mềm mại.
Bôi vitamin E, A, B6
Nếu chân hoặc tay bị chai da, bạn có thể sử dụng viên vitamin E, A, B6 để bôi hàng ngày. Có thể thoa vào buổi tối trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất.
Những vết chai da thông thường có thể tự điều trị tại nhà
Sử dụng chanh để làm mềm chai da
Cắt quả chanh tươi thành lát mỏng, dài, đắp lên vết chai rồi băng lại. Nếu ở chân thì có thể đi tất mỏng và để qua đêm. Chất axit trong chanh giúp làm mềm da nhanh chóng, giảm sừng hóa da hiệu quả.
Dùng hành tây
Củ hành tây thái lát hoặc lột thành từng miếng, đổ giấm lên để trong một ngày. Trước khi đi ngủ, đắp lát hành tây lên vết chai rồi băng lại và để qua đêm. Phương pháp này giúp làm mềm vết chai nhanh chóng và dưỡng ẩm da tốt.
Dùng nước ép đu đủ
Sử dụng nước cốt từ quả đu đủ xanh để thoa lên vùng da chai. Thực hiện thao tác này mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt cho vấn đề da chai. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng phần thịt của quả đu đủ xanh để massage nhẹ nhàng lên vùng da chai, giúp làm mềm da và giảm thiểu tình trạng da cứng.
Đây là một trong những phương pháp đơn giản và hiệu quả để điều trị da chai tại nhà bằng các nguyên liệu dễ dàng tìm thấy. Với việc thực hiện đều đặn và kiên nhẫn, tình trạng da chai của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, đối với những trường hợp da chai do các vấn đề sức khỏe, việc thăm khám và điều trị chuyên sâu là cần thiết.