1. Tại sao niềng răng giúp bạn có nụ cười đẹp?
Niềng răng, còn gọi là chỉnh nha trong y khoa, là thủ thuật cố định giúp điều chỉnh các răng mọc lệch, hô, móm, thưa,... để hàm răng của bạn trở nên đều và nụ cười xinh hơn.
Bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các khí cụ chuyên dụng để điều chỉnh vị trí răng và sắp xếp chúng đến vị trí mong muốn. Áp lực tác động sẽ làm chân răng di chuyển và khoảng trống sẽ được lấp bởi xương mới, ngăn răng quay về vị trí cũ.
Điều trị thành công có thể mang lại nụ cười đẹp và tự tin trong giao tiếp.
Trong một số trường hợp, bạn cần phải nhổ răng trước khi niềng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển, giúp loại bỏ hiện tượng răng mọc lộn xộn, mất cân đối, khấp khểnh, hô hoặc móm.
Thời gian niềng răng tùy thuộc vào tình trạng răng và độ tuổi của bạn. Nếu chưa đến tuổi trưởng thành và răng không quá lệch lạc, bạn có thể chỉ mất 1 - 2 năm để có nụ cười đẹp. Quá trình bao gồm các bước sau:
-
Thăm khám tổng quát: Đánh giá tình trạng răng miệng, xương hàm, làm vệ sinh răng miệng và điều trị tủy răng. Bác sĩ sẽ chọn phác đồ, vị trí đặt mắc cài và tư vấn loại mắc cài phù hợp nhất.
-
Tách kẽ răng: Tạo khoảng trống để răng có thể di chuyển theo ý muốn. Bạn có thể cần nhổ răng để đạt được kết quả mong muốn.
-
Gắn mắc cài: Bác sĩ sử dụng mắc cài đã chọn và dụng cụ hỗ trợ để định hình hàm răng. Bạn cần tái khám định kỳ để theo dõi tiến độ và điều chỉnh.
-
Tháo dụng cụ: Khi đạt được hàm răng như ý, bác sĩ sẽ tháo mắc cài và tiếp tục theo dõi, tùy theo từng trường hợp.
Hình ảnh minh họa việc đặt thun tách kẽ răng
2. Các loại niềng răng phổ biến hiện nay
Loại niềng răng mắc cài
-
Kim loại: Mắc cài kim loại thường làm từ thép không gỉ, có thể thay thế bằng vàng hoặc bạc theo nhu cầu. Dù chi phí thấp và hiệu quả cao, mắc cài kim loại thường gây khó chịu và cần vệ sinh kỹ để tránh thức ăn mắc kẹt.
-
Sứ: Mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao hơn với màu sắc tự nhiên, nhưng thời gian niềng có thể kéo dài hơn. Sứ có chi phí cao và dễ vỡ nếu không cẩn thận.
-
Tự khóa: Loại mắc cài tự khóa thay thế dây thun bằng nắp tự động hoặc kim loại để cố định dây cung, giảm đau nhưng vẫn hiệu quả. Tuy nhiên, loại này có thể gây vướng và giá cao hơn.
-
Niềng răng mặt trong: Gắn mắc cài vào mặt trong của răng, giúp người niềng không tự ti khi giao tiếp.
Loại niềng răng không sử dụng mắc cài
-
Khay nhựa trong suốt (niềng răng Invisalign): Không cần dùng dụng cụ phức tạp, bác sĩ sẽ dùng khay nhựa trong suốt để điều chỉnh răng. Bạn có thể tháo ra để vệ sinh, chăm sóc răng miệng và không ảnh hưởng đến việc ăn uống hay giao tiếp.
Khay nhựa có thể tháo lắp và dễ dàng vệ sinh
3. Niềng răng nên ăn gì để an toàn và đảm bảo dinh dưỡng?
Sau khi mang niềng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và bất tiện, đặc biệt sau mỗi lần điều chỉnh và siết dây cung (có trường hợp phải nhổ răng). Tuy nhiên, bạn vẫn cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong suốt quá trình niềng răng.
Dưới đây là một số gợi ý về các món ăn dinh dưỡng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi thưởng thức:
-
Súp, cháo: Kết hợp nhiều loại thực phẩm trong súp hoặc cháo để tăng giá trị dinh dưỡng và hương vị, giúp món ăn ngon miệng hơn.
-
Món hầm, luộc mềm: Sử dụng các món hầm, luộc trong bữa ăn để phong phú hơn nhưng vẫn dễ chịu khi ăn.
-
Sữa và sản phẩm từ sữa: Dùng sữa tươi, sữa chua kết hợp với trái cây, ngũ cốc để tăng thêm khẩu vị.
-
Sinh tố, trái cây mềm: Nên ăn các loại trái cây mềm như bưởi, quýt, dâu tây thay cho những loại cứng như ổi, cóc, táo. Với sinh tố, bạn chỉ cần mix các thành phần, xay nhuyễn và thưởng thức mà không lo lắng.
Hãy chọn các món ăn mềm nhưng vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng.
Những loại thức ăn cần tránh khi đang điều trị bệnh:
-
Đồ ăn vặt: snack, que cay, xiên nướng, bánh tráng,… là những thức ăn giòn, dai, có thể gây nên vụn thức ăn trong miệng.
-
Đồ ăn nhanh: gà rán, khoai tây chiên, bánh mỳ kẹp thịt,… có nhiều dầu mỡ, không tốt cho tiêu hóa, cũng gây đau và khó chịu, làm mất cảm giác khi ăn uống.
-
Đồ ăn cứng: các loại thức ăn, thực phẩm cứng (như táo, ổi, thịt nướng/quay,…) có thể làm hại đến niềng răng và phần chân răng. Nếu thèm ăn, hãy cắt nhỏ thức ăn để ăn dễ dàng hơn.