Ba mẹ thường lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị nấc cụt liên tục. Tuy không nguy hiểm, nhưng hành động này xảy ra trong thời gian dài sẽ gây khó chịu cho bé. Chuyên mục chăm sóc bé 0 - 3 tuổi sẽ gợi ý ba mẹ những bí quyết xử lý khi trẻ bị nấc nhé!
Nguyên nhân gây ra nấc cụt ở trẻ sơ sinh
Nấc cụt (hay còn gọi là nấc) do cơ hoành và cơ liên sườn bị kích thích co thắt không liên tục gây ra, đồng thời nắp thanh âm đóng lại bất ngờ gây ra nấc cụt.
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là một hiện tượng sinh lý phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi, thậm chí có trẻ bị nấc khi còn trong bụng mẹ do nuốt phải nước ối.
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nấc cụt ở trẻ sơ sinh:
- Mẹ cho bé sử dụng bình sữa không đúng cách. Khi bú bình không đúng cách làm dạ dày nhỏ bé của bé to ra vì nuốt phải một lượng khí đáng kể. Đến lúc nào đó quá sức chịu đựng của dạ dày, gây kích thích khiến cơ hoành bị co thắt và làm trẻ sơ sinh tạo tiếng nấc.
- Do đó, mẹ cần lưu ý về cách cho trẻ bú bình để tránh tình trạng nấc cụt ở trẻ sơ sinh.
- Trào ngược dạ dày: là tình trạng thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản. Do cơ quan tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện để đảm bảo trật tự tiêu hóa. Đây là lý do phổ biến gây ra nấc cụt ở trẻ sơ sinh.
- Nhiệt độ thay đổi: Khi thời tiết trở lạnh bất ngờ, trẻ không được giữ đủ ấm. Môi trường này tạo điều kiện cho không khí lạnh xâm nhập vào phổi và gây ra tiếng nấc cụt.
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Nhiều ba mẹ cảm thấy lo lắng khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhưng thực tế, đó chỉ là một hiện tượng tự nhiên và không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cho bé. Thường thì
Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt kéo dài hơn 48 giờ và gây ra cảm giác khó chịu cũng như nôn trớ, ba mẹ không nên bỏ qua. Điều này có thể là dấu hiệu của một số bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp hoặc vấn đề về đường tiêu hóa. Hãy đưa bé đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm thế nào ?
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể bé và thường không gây ra vấn đề gì cho sức khỏe. Hiện tượng này chỉ kéo dài khoảng 10 phút rồi bé sẽ tự hồi phục. Tuy nhiên, nếu ba mẹ lo lắng, có thể áp dụng các mẹo chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh sau đây!
- Cho bé bú sữa: Trong 6 tháng đầu đời, sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho trẻ sơ sinh. Khi bé bị nấc, việc cho bé bú sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn và nhanh chóng hết nấc.
- Bóp nhẹ cánh mũi và bế bé: Bóp nhẹ cánh mũi và bế bé giúp làm giảm cảm giác nấc cụt. Bạn có thể thực hiện động tác này khoảng 15 lần mỗi lần cách nhau 3 giây.
- Thay đổi tư thế cho bé khi bú: Nếu thấy bé thường bị nấc sau khi ăn, hãy thử thay đổi tư thế cho bé bú để giảm bớt áp lực lên dạ dày và giảm nguy cơ nấc.
- Vỗ nhẹ lưng hoặc vai của bé: Vỗ nhẹ lưng hoặc vai của bé có thể giúp bé giải tỏa khí độc trong dạ dày và nhanh chóng hết nấc.
Vỗ nhẹ lưng để giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt
- Cho bé uống từng ngụm nước nhỏ từ từ: Khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt, ba mẹ có thể cho trẻ uống khoảng 2 - 3ml nước mỗi lần và uống liên tục vài lần. Với cách đơn giản này, các mẹ có thể ngăn chặn những cơn nấc cụt của trẻ.
- Cho một ít đường vào dưới lưỡi bé nếu bé đã bắt đầu ăn dặm. Với những trẻ còn quá nhỏ, mẹ có thể cho ít sirô lên núm vú giả hay ngón tay của mẹ và cho trẻ ngậm. Vị ngọt có tác dụng rất hiệu quả trong việc giảm kích thích co thắt cơ hoành.
- Sử dụng núm vú cho bé có kích thước vừa đủ, không quá lớn vì đây là nguyên nhân khiến trẻ nuốt nhiều không khí khi bú. Lưu ý rằng, phải đảm bảo núm vú giả và ngón tay luôn sạch sẽ, mẹ nhé!
Cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt nhiều lần không chỉ khiến trẻ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé. Vì vậy, ba mẹ có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
- Giữ nhiệt độ không khí trong phòng ổn định và thoáng đãng để bé tránh bị nhiễm lạnh. Sử dụng thêm khăn choàng vào cổ bé để tránh gió. Hạn chế mở cửa sổ để tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé.
- Có thể cho bé ngậm kẹo gừng nếu bé có thể ngậm được hoặc bôi ít dầu gió ở vùng cổ tay, gáy, 2 dái tai bé.
- Khi tắm cho trẻ sơ sinh không để nhiệt độ nước tắm cao hoặc thấp hơn quá so với nhiệt độ phòng. Vào những ngày thời tiết se lạnh, mẹ nên bật quạt sưởi để phòng ấm áp hơn sẽ hạn chế việc trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
- Không nên để trẻ quá đói đến mức quấy khóc rồi mới cho ăn. Thay vào đó, mẹ nên chủ động thời gian cho trẻ ăn và đảm bảo trẻ bình tĩnh khi ăn. Trẻ sơ sinh bị nấc cụt do khóc nhiều là tình trạng phổ biến.
Tránh để trẻ sơ sinh bị nấc cụt mẹ nên cho bé bú thường xuyên
- Khi cho trẻ bú bằng bình cần chú ý không để trẻ bú quá nhanh khiến dạ dày bị đầy hơi. Sau khi bé ăn xong nên bế cao đầu khoảng 10 phút. Cho trẻ ợ hơi sau bú mỗi hai hoặc ba phút trong suốt quá trình ăn của trẻ. Khuyến khích dùng bình sữa có van chống sặc và chống đầy hơi. Ba mẹ cần lưu ý cách cho trẻ bú bình để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
- Cho bé bú ở tư thế thẳng đứng hoặc để bé nằm trên một chiếc gối nằm cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé hít ít không khí hơn trong giờ ăn. Như vậy có thể đảm bảo trẻ sơ sinh ăn no mà không bị nấc cụt.
- Tránh cho bé hoạt động nhiều sau khi bú, chẳng hạn như: nhảy lên, nhảy xuống hoặc các trò chơi đòi hỏi bé phải di chuyển nhiều. Di chuyển trong lúc ăn sẽ làm tăng khả năng trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
Trẻ sơ sinh bị nấc cụt: Khi nào cần gặp bác sĩ ?
Nếu bạn thấy tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt ngày càng nặng và gây đau đớn cho bé, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Có thể bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa.
Nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt kèm theo nôn ói, khó chịu hoặc quấy khóc, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tổng quát và loại trừ khả năng như trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Trong một số trường hợp, GERD có thể gây nấc cụt, đặc biệt khi kèm nôn trớ.
Nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt ảnh hưởng đến hô hấp hoặc bé bị tím tái, hãy gọi cấp cứu hoặc đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.
Trào ngược là một trong những nguyên nhân gây nấc cụt kèm nôn ói. Nguồn ảnh: Nabta health
Đa số trẻ sơ sinh bị nấc cụt là điều bình thường, ba mẹ không cần lo lắng. Nấc cụt sẽ giảm dần khi bé đạt 12 tháng tuổi vì hệ tiêu hóa của bé đang phát triển. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ba mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn để bé phát triển tốt nhất.
Thúy Ngọc