1. Tổng quan về chứng chán ăn và mệt mỏi
Mệt mỏi là trạng thái kiệt sức, uể oải, có thể dẫn đến hoa mắt, chóng mặt. Chán ăn thường xuất phát từ sức khỏe không ổn định, khiến không ngon miệng. Nhìn chung, đây là dấu hiệu cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe. Hai triệu chứng này thường tác động qua lại lẫn nhau.
Theo thời gian, khi cơ thể tự phục hồi hoặc nhờ nghỉ ngơi và điều chỉnh sức khỏe, các triệu chứng chán ăn mệt mỏi sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài, có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, không nên chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể.
Tình trạng chán ăn và mệt mỏi ngày càng xuất hiện nhiều
2. Nguyên nhân
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, có thể chia thành các nhóm cơ bản sau:
Do thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Sự phát triển của xã hội đã kéo theo nhiều lối sống tiêu cực. Việc ăn uống không điều độ và thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến suy nhược cơ thể. Trong một số trường hợp, làm việc quá sức, tập thể thao không lành mạnh, và thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Do bệnh lý cơ thể
Hiện nay, chán ăn mệt mỏi có thể là biểu hiện hoặc biến chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
Bệnh tiểu đường
Biểu hiện cơ bản của bệnh tiểu đường là cơ thể thường xuyên cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều. Việc kiểm soát đường huyết gặp khó khăn, từ đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi.
Thiếu máu
Thiếu máu có nhiều loại và mức độ biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ gây cản trở nghiêm trọng đến quá trình vận chuyển oxy và dinh dưỡng, dẫn đến các dấu hiệu chán ăn và mệt mỏi.
Các bệnh liên quan đến gan mật
Khi gan mật bị tổn thương, việc nạp, hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, quá trình đào thải các chất có hại cho cơ thể bị suy giảm, dẫn đến các triệu chứng trên.
Rối loạn và viêm nhiễm đường hô hấp
Ngoài các bệnh thông thường như: rối loạn tiền đình, quá tải gan thận,... chán ăn mệt mỏi cũng có thể do rối loạn hoặc viêm nhiễm đường hô hấp gây ra. Thường đi kèm với sốt, ho, viêm họng,... Các triệu chứng này thường bị bỏ qua, dẫn đến biến chứng nguy hiểm, khó chữa trị.
Tinh thần không ổn định
Căng thẳng, lo âu, buồn chán thường làm tinh thần quá tải, tạo ra cảm giác mệt mỏi, suy giảm sự ngon miệng. Trong một số trường hợp, căng thẳng có thể gây viêm loét dạ dày, táo bón, hoặc tiêu chảy,...
Các bệnh tâm lý ngày càng trở nên đáng lo ngại. Điều trị khó khăn do diễn biến chậm. Để bảo vệ sức khỏe, tránh cảm giác mệt mỏi, mất ngon miệng và các biến chứng tiềm ẩn, chúng ta cần:
-
Tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe.
-
Ăn uống cân đối, đảm bảo dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.
-
Giữ tâm trạng thoải mái, chia sẻ cảm xúc khi gặp căng thẳng.
-
Tránh thức khuya, làm việc quá sức, có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
-
Sử dụng kỹ thuật thư giãn để có giấc ngủ ngon hơn.
Viêm gan do vi khuẩn tấn công có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi, mất ngon miệng
3. Khi cần thăm khám và giải pháp cho người bệnh
Các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi có thể tự điều chỉnh thông qua lối sống và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trong tình trạng kéo dài, cần thăm khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp không khoa học. Một số nghiên cứu mới nhất cho thấy khoảng 60% bệnh nhân tại Việt Nam thường tự mua và sử dụng thuốc kháng sinh mà không có sự chỉ đạo của bác sĩ. Điều này rất nguy hiểm và đáng lo ngại vì có thể gây ra những biến chứng không kiểm soát, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là những giải pháp cho người bệnh:
Thực phẩm cần bổ sung
Một chế độ dinh dưỡng khoa học có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Để giảm thiểu tình trạng chán ăn, mệt mỏi, cần bổ sung một số thực phẩm như:
-
Vitamin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cơ thể. Việc bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết giúp giảm thiểu mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng và cung cấp khoáng chất.
-
Sắt có vai trò quan trọng trong việc tạo ra hồng cầu và cung cấp oxy cho cơ thể. Vì vậy, cần bổ sung sắt đúng mức trong khẩu phần ăn hàng ngày.
-
Thiếu nước là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,... Do đó, cần uống đủ nước theo trọng lượng cơ thể mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt.
-
Hàu, thịt bò, lợn, gà, hoa quả,... là những thực phẩm giàu kẽm, vitamin B, E,... giúp kích thích vị giác, làm cho ăn uống trở nên ngon miệng hơn.
-
Đối với người có thói quen biếng ăn, cần bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng như: ngũ cốc, trứng, sữa,... để duy trì sức lực cho hoạt động hàng ngày.
Các loại hạt bổ sung dinh dưỡng cho người biếng ăn
Những thực phẩm nên hạn chế
Để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh, cần tránh những loại thực phẩm sau:
-
Thức uống có cồn như bia, rượu,...
-
Các loại nước uống có gas, giàu đường hóa học.
-
Thực phẩm nhanh, giàu axit béo gây tăng cân.
-
Tránh ăn các món gia vị chua, cay,...
Phương pháp điều trị
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Tuy nhiên, một số phương pháp phổ biến hiện nay bao gồm: sử dụng thuốc (bao gồm cả thuốc Tây và thực phẩm bổ sung), điều chỉnh tâm lý, bấm huyệt châm cứu,... Đối với những bệnh lý nghiêm trọng hơn, có thể cần đến can thiệp máy móc hoặc các phương pháp phẫu thuật, tiêm chích,...
Các loại thuốc Tây y hỗ trợ giảm triệu chứng chán ăn mệt mỏi một cách nhanh chóng