Trên Windows, chỉ cần giữ phím Shift và kích chuột phải vào ứng dụng để khởi chạy bằng tài khoản người dùng khác. Điều này đặc biệt hữu ích khi muốn chạy nhiều phiên bản khác nhau của chương trình như Word, Notepad, Chrome... Thao tác này sẽ mở cửa sổ thứ hai với dữ liệu trống để bạn dễ dàng làm việc.
Tuy nhiên, phương pháp này không hoạt động với hầu hết các ứng dụng. Vậy nếu muốn chạy các ứng dụng độc lập, bạn sẽ làm sao? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách chạy nhiều phiên bản của một ứng dụng trên cùng một máy tính. Hãy cùng theo dõi và chia sẻ nếu thấy hữu ích nhé.
Chạy nhiều bản của một ứng dụng trên cùng một máy tính, laptop
Chạy với người dùng khác (Run as a Different User)
Mỗi khi bạn mở một ứng dụng hoặc phần mềm trên Windows, hệ điều hành sẽ tạo ra một quy trình mới của chương trình đó trong tài khoản của bạn. Nếu bạn có nhiều người dùng trên hệ thống và muốn chạy nhiều bản của một ứng dụng với người dùng khác nhau, bạn có thể làm điều đó thông qua menu Start.
Bạn có thể dễ dàng kiểm tra điều này bằng cách mở Task Manager bằng tổ hợp phím Ctrl + Shift + Esc và xem tab Chi tiết. Cột Tên người dùng sẽ hiển thị người dùng bắt đầu quá trình khởi chạy của phần mềm.
Dĩ nhiên, việc chuyển đổi giữa các tài khoản người dùng để sử dụng nhiều phiên bản phần mềm trở nên khá bất tiện. Tuy nhiên, có một cách tốt hơn là bạn có thể chọn chạy một chương trình như một người dùng khác mà không phải là tài khoản thông thường. Nếu bạn chưa có tài khoản người dùng thứ hai trên máy tính, hãy bắt đầu tạo một tài khoản mới cho việc này. Bạn có thể bắt đầu bằng cách chuột phải vào trình đơn Start với biểu tượng Windows góc dưới bên trái màn hình và chọn Cài đặt.
Giao diện Windows Settings hiện ra, bạn nhấn vào mục Tài khoản.
Tiếp theo, tại cột bên trái, bạn chọn mục Gia đình và người khác và nhấn vào Thêm người khác vào máy tính này.
Một hộp thoại mới xuất hiện, yêu cầu nhập địa chỉ email của người dùng mới. Bạn chỉ cần nhấp vào Tôi không có thông tin đăng nhập của người này để bỏ qua bước này.
Không cần sử dụng tài khoản Microsoft để đăng nhập, bạn có thể nhấp vào Thêm người dùng mà không cần tài khoản Microsoft ở cuối hộp thoại tiếp theo.
Đặt tên người dùng và mật khẩu cho tài khoản sau đó nhấn Tiếp theo. Nếu bạn không đặt mật khẩu, bước tiếp theo sẽ không hoạt động.
Vậy là xong, bạn đã tạo thêm một tài khoản cho riêng mình.
2. Cách chạy nhiều bản của một ứng dụng trên cùng một máy tính, laptop
Giờ bạn đã có hai tài khoản, bạn có thể chạy nhiều bản của một ứng dụng theo tài khoản mà bạn chọn. Khi bạn mở một ứng dụng từ Menu Start, nó sẽ mở theo tài khoản mặc định của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn chạy 2 bản Skype trên máy tính của bạn, bạn có thể làm như sau:
Bước 1: Nhấp vào Menu Windows ở góc dưới bên trái màn hình và tìm kiếm Skype. Sau đó, nhấn chuột phải và chọn Mở vị trí tệp
Bước 2: Tiếp theo, nhấn Shift + chuột phải vào biểu tượng ứng dụng và chọn Chạy với người dùng khác.
Bước 3: Một hộp thoại sẽ xuất hiện yêu cầu bạn nhập thông tin tài khoản khác. Điền thông tin tài khoản bạn vừa tạo và nhấn OK hoặc Enter.
Lưu ý: Để có thể chạy nhiều phiên bản của một chương trình trên máy tính, bạn cần thoát hoàn toàn khỏi phần mềm và bắt đầu lại từ đầu như các bước trên đây.
3. Sử dụng Sanboxie để mở nhiều phiên bản phần mềm trên máy tính.
Nếu bạn không muốn sử dụng cách trên, có một phần mềm được tạo ra đặc biệt cho mục đích này, đó là Sandboxie. Đây là một công cụ cho phép bạn chạy bất kỳ ứng dụng nào trong một không gian độc lập với phần còn lại của hệ thống. Đây là một phương pháp tốt để kiểm tra các ứng dụng tiềm ẩn không an toàn trong một môi trường được kiểm soát, đồng thời cho phép bạn mở nhiều phiên bản của một ứng dụng.
Bắt đầu bằng cách tải xuống và cài đặt Sandboxie. Khi quá trình cài đặt hoàn tất, chương trình sẽ tự động khởi động và bạn có thể sử dụng Sandboxie để mở nhiều phiên bản phần mềm trên máy tính hoặc laptop của mình. Để biết thêm thông tin về cách sử dụng phần mềm này, bạn có thể tham khảo qua hướng dẫn cơ bản về cách sử dụng Sandboxie mà chúng tôi đã chia sẻ trước đó.
Bên cạnh việc sử dụng các công cụ hỗ trợ từ bên ngoài như đã được mô tả trên, bạn cũng nên khám phá các tính năng tích hợp sẵn trong các ứng dụng và chương trình. Ví dụ, trên trình duyệt web, bạn có thể kích hoạt chế độ duyệt web riêng tư để duyệt web mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. Cửa sổ ẩn danh cung cấp cho bạn một trải nghiệm duyệt web 'sạch sẽ', không lưu lại thông tin đăng nhập hay lịch sử duyệt web. Điều này cho phép bạn đăng nhập vào các trang web như Facebook, Gmail... mà không cần phải lo lắng về việc lịch sử duyệt của bạn bị ghi lại. Hy vọng bài viết này sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới đây để chúng ta cùng thảo luận nhé. Chúc bạn thành công!