1. Thời điểm nào là tốt nhất để cai sữa cho trẻ?
Các chuyên gia khuyên rằng, trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu, sau đó kết hợp với ăn dặm. Khi trẻ lớn dần từ 2 - 4 tuổi, hầu hết trẻ sẽ tự cai sữa, nhưng cha mẹ có thể cai sữa sớm hơn khi trẻ đủ 12 tháng tuổi. Thời điểm cai sữa khác nhau ở mỗi trẻ, vì vậy nên linh hoạt dựa trên nguồn sữa mẹ, sự phát triển của trẻ và hoàn cảnh của mẹ.
Trẻ có thể bắt đầu cai sữa mẹ từ 24 tháng tuổi trở đi
Đối với trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi, sữa mẹ không còn là nguồn dinh dưỡng duy nhất nhưng vẫn đáp ứng được 40 - 60% nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Trong giai đoạn này, nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ kết hợp với ăn dặm, thức ăn ngoài và sữa ngoài để trẻ phát triển tốt nhất, tự nhiên nhất.
Tuy nhiên, nhiều bà mẹ hiện nay phải trở lại công việc sớm, không thể duy trì cho trẻ bú liên tục sau 6 tháng hoặc không đủ sữa, nên phải cai sữa sớm. Trong những trường hợp này, có thể cho trẻ cai sữa khi đã đủ 12 tháng tuổi hoặc kéo dài hơn tùy vào khả năng của mẹ.
Không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi cai sữa
2. Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ khi cai sữa mẹ
Cai sữa là một quá trình kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, yêu cầu trẻ phải dần làm quen với thực phẩm ngoài và từ bỏ thói quen bú sữa mẹ. Vì vậy, việc cai sữa cần thực hiện từ từ, mẹ cần ở bên cạnh âu yếm, giúp trẻ ăn để tạo mối liên hệ mật thiết.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn cai sữa cần được đặc biệt chú ý. Dưới đây là 4 nhóm dinh dưỡng chính cần cung cấp cho trẻ khi cai sữa và cả sau này:
-
Nhóm tinh bột: Các loại ngũ cốc, khoai củ là nguồn cung cấp năng lượng chính cho trẻ hoạt động và phát triển.
-
Nhóm chất đạm: Có thể bổ sung từ nguồn động vật hoặc thực vật như đậu đỗ, cung cấp protein và các dưỡng chất cần thiết như Vitamin A, kẽm, sắt,...
-
Nhóm chất béo: Chất béo có vai trò quan trọng trong việc bổ sung năng lượng và hòa tan các Vitamin tan trong chất béo.
-
Nhóm Vitamin và khoáng chất: Đến từ các loại rau củ quả, nên đa dạng các loại thực phẩm này để tránh thiếu vi chất dinh dưỡng.
Nguồn thực phẩm ăn dặm cần đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
Với nguồn dinh dưỡng gồm 4 nhóm chính, trẻ khi cai sữa mẹ cần được cung cấp đủ lượng kcal mỗi ngày. Cụ thể như sau:
-
Trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi: ăn 2 bữa/ngày, mỗi bữa từ 100 - 150ml, cung cấp từ 200 - 300 kcal mỗi ngày.
-
Trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi: ăn 3 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 200ml, cung cấp từ 300 - 400 kcal mỗi ngày.
-
Trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi: ăn 3 bữa/ngày, mỗi bữa khoảng 250ml, cung cấp từ 500 - 700 kcal mỗi ngày.
Lượng năng lượng còn lại sẽ được cung cấp từ sữa mẹ khi trẻ vẫn bú trong quá trình cai sữa. Ngoài ra, cần bổ sung cho trẻ các dưỡng chất khác như sắt, kẽm, crom, Vitamin nhóm B, Lysine để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt, ngăn ngừa thiếu vi chất ảnh hưởng đến sức khỏe.
3. Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ cai sữa mẹ
Dù không có hướng dẫn cụ thể về loại thực phẩm nào là phù hợp nhất cho bé khi bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể linh hoạt lựa chọn thực phẩm để bé thử nghiệm trong vài ngày để theo dõi phản ứng của bé. Nếu bé không có biểu hiện lạ thường, tức là không phản ứng dị ứng với thực phẩm đó, thì có thể tiếp tục cho bé ăn. Trong quá trình bé bắt đầu ăn dặm, vẫn cần tiếp tục cho bé bú theo nhu cầu của bé, kết hợp với việc sử dụng sữa công thức nếu cần.
Dưới đây là một số thực phẩm tốt để bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho bé bắt đầu ăn dặm mà mẹ có thể dễ dàng cung cấp, không gặp phải vấn đề thiếu hụt dinh dưỡng.
Ngũ cốc là một lựa chọn phổ biến, tốt và an toàn cho bé khi bắt đầu ăn dặm.
3.1. Ngũ cốc
Ngũ cốc là một lựa chọn tốt cho việc bổ sung năng lượng và sắt cho bé khi bắt đầu ăn dặm, vì ít gây ra phản ứng tiêu cực và dị ứng. Bạn có thể chọn từ nhiều loại ngũ cốc như yến mạch hoặc các loại hạt, lúa mạch khác để bé thử ăn khi cai sữa.
Khi bé mới bắt đầu ăn, hãy pha loãng ngũ cốc nhỏ giọt trong sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé dễ tiêu hóa. Khi bé quen hơn, có thể cho bé ăn bằng thìa, tăng dần lượng ngũ cốc để bé làm quen.
3.2. Thực phẩm chế biến
Ngoài việc sử dụng ngũ cốc là thực phẩm dặm đơn giản, bạn cũng có thể chế biến các loại thực phẩm tươi sống như thịt, rau cải, trái cây,... xay nhuyễn cho bé ăn một vài lần trong ngày. Tuy nhiên, cần cho bé thử từng loại thực phẩm một để đánh giá phản ứng dị ứng và tránh gặp phải các vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Cần lưu ý về kết cấu và độ đặc của thực phẩm chế biến, nên xay nhuyễn để bé dễ tiêu hóa và tránh tắc nghẽn ống tiêu hóa. Ban đầu, nên cho bé ăn thực phẩm đã xay nhuyễn không có hoặc ít chất phụ gia, chứa nhiều thành phần như thịt, cá, ngũ cốc, rau cải,...
Trẻ sau khi quen với việc ăn dặm có thể tự chọn thức ăn yêu thích để ăn.
Khi trẻ đã cai sữa và có thể tự ăn bằng tay, cha mẹ nên chuẩn bị nhiều loại thức ăn với màu sắc đa dạng để trẻ lựa chọn. Không cần nghiền nhuyễn thức ăn mà có thể cho trẻ ăn miếng mỏng, mềm, hoặc luộc. Tránh những thực phẩm như hạt, nho khô, cà rốt sống, xúc xích, bỏng ngô, kẹo tròn khi trẻ đang cai sữa.
Giai đoạn trẻ cai sữa mẹ là thời kỳ quan trọng, cha mẹ cần đảm bảo cung cấp chế độ dinh dưỡng và việc bú mẹ phù hợp để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến trẻ phát triển chậm, biếng ăn, kém hấp thu, tồn tại nguy cơ chậm lớn, và chậm nói.