Niềm vui là điều mà hầu hết chúng ta mong muốn trong cuộc sống, không ai muốn trải qua những thời điểm đau đớn và đầy nỗi buồn. Nhưng với những người mắc chứng Cherophobia, niềm vui trở thành một nỗi sợ hãi vô hình.
NGUỒN GỐC CỦA CHEROPHOBIA – CHỨNG “SỢ NIỀM VUI”
Thuật ngữ Cherophobia có nguồn gốc từ từ “chairo” (vui mừng) trong tiếng Hy Lạp. Khi kết hợp với hậu tố “phobia” (nỗi sợ), Cherophobia nghĩa là sự sợ hãi trước niềm vui, bởi những người mắc chứng này thường tin rằng niềm vui chỉ là giả dối hoặc dấu hiệu của sự đe dọa sắp xảy ra.
Cherophobia không được coi là một rối loạn tâm lý theo Cẩm Nang Chẩn Đoán và Thống Kê Rối Loạn Tâm Thần Phiên Bản thứ 5 (DSM-5) của Hiệp Hội Tâm Thần Học Mỹ. Tuy nhiên, sự tồn tại của thuật ngữ này cho thấy có một nhóm người chia sẻ cùng một cảm giác – sợ niềm vui.
Dấu Hiệu Của Chứng Cherophobia
Theo tiến sĩ tâm lý Jessica Swainston, những dấu hiệu của chứng Cherophobia có thể được coi là một dạng rối loạn lo âu trong DSM-5, với hai hướng triệu chứng về mặt nhận thức và hành vi.
Dấu Hiệu Về Mặt Nhận Thức
– Bạn tin rằng niềm vui khiến bạn trở nên ác
– Bạn nghĩ niềm vui chỉ là tạm thời, và điều này sẽ dẫn đến điều gì đó tồi tệ khiến bạn sụp đổ
– Bạn cho rằng bạn không nên thể hiện cảm xúc hạnh phúc vì có thể khiến người khác không hài lòng
Biểu hiện về hành vi
– Bạn tránh xa các sự kiện, buổi tiệc vui vẻ
– Bạn cảm thấy lo sợ và từ chối mọi cơ hội làm bạn hạnh phúc và thành công hơn
CÁCH VƯỢT QUA CHỨNG CHEROPHOBIA
Do chứng này không được liệt kê trong DSM-5, không có liệu pháp cụ thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ này. Tuy nhiên, Tiến sĩ Jessica Swainston đã đề xuất một số phương pháp giúp bạn vượt qua nỗi sợ hạnh phúc như sau:
PHƯƠNG PHÁP TIẾP XÚC TĨNH
Đây là phương pháp thúc đẩy bạn đối diện với nỗi sợ thay vì tránh né. Khi đối mặt với nỗi sợ của mình – tức là bạn trải qua nhiều trải nghiệm hạnh phúc hơn, bạn sẽ nhận ra rằng, đó không phải là những trải nghiệm tồi tệ, hoặc có hậu quả tồi tệ nào xảy ra sau khi bạn tham gia vào không khí tích cực.
ÁP DỤNG KỸ THUẬT THƯ GIÃN
Thiền, yoga hoặc các bài tập hơi thở có thể cải thiện tâm trạng của bạn và giúp bạn giảm căng thẳng và lo âu.