1. Khi đến ngày 'đèn đỏ' có nên gội đầu không?
Thực tế không có tài liệu nghiên cứu khoa học nào chứng minh gội đầu trong ngày đèn đỏ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của phụ nữ. Vì vậy, việc tránh gội đầu khi đến ngày 'đèn đỏ' chỉ là quan niệm không có cơ sở khoa học.
Do đó, có thể khẳng định rằng chị em khi đến ngày 'đèn đỏ' có thể gội đầu như bình thường. Thậm chí, việc giữ cho da và tóc luôn sạch sẽ, thơm tho trong những ngày nhạy cảm này càng quan trọng. Trong kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone progesterone và estrogen giảm mạnh, làm da đầu tiết nhiều dầu hơn, da đổ nhiều mồ hôi hơn, và tóc trở nên khô xơ. Điều này có thể khiến da đầu ngứa, tóc bết dính và dễ gãy rụng hơn so với ngày thường.
Câu hỏi liệu có nên gội đầu khi đến ngày 'đèn đỏ' hay không đang là vấn đề mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm.
Ngoài vấn đề về da đầu, phụ nữ còn phải đối mặt với các cảm giác khó chịu khác trong ngày 'đèn đỏ' như đau bụng kinh, đau lưng, cáu gắt,... dẫn đến mệt mỏi và phiền toái. Mỗi kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài từ 3 - 7 ngày, nếu trong thời gian này đầu bị 'ngâm' quá lâu trong bụi bẩn không được tắm gội sạch sẽ lại càng khiến chị em bứt rứt, ngứa ngáy khó chịu hơn.
2. Hướng dẫn gội đầu đúng cách khi đến tháng
Để bảo vệ sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ cần biết cách chăm sóc tóc và da đầu đúng chuẩn để cơ thể được thư giãn hơn. Dưới đây là những cách giúp chị em không còn lo lắng vì vấn đề tóc rối, da đầu nhờn trong những ngày 'đèn đỏ'.
2.1. Chọn thời điểm gội đầu hợp lý
Khi đến ngày 'đèn đỏ', phụ nữ thường mất mát máu đáng kể có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số người có cơ địa yếu có thể trải qua chóng mặt, buồn nôn, đau bụng kinh, mệt mỏi cả ngày. Vì vậy, chị em cần chọn thời điểm phù hợp để gội đầu như sau:
-
Gội đầu trước một ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Bạn nên sử dụng ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để nhận biết 'chị nguyệt' sắp đến qua các dấu hiệu của cơ thể;
-
Không nên gội đầu vào buổi tối muộn hoặc sáng sớm vì nhiệt độ cơ thể chênh lệch lớn, dễ bị cảm lạnh. Thay vào đó, hãy gội đầu vào buổi trưa hoặc chiều tối, khi nhiệt độ môi trường ổn định;
-
Không nên gội đầu ngay sau khi ăn no: Trong chu kỳ kinh nguyệt, nhiều người có vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,... Gội đầu ngay sau khi ăn no sẽ làm giảm tốc độ tiêu hóa, làm nảy sinh các vấn đề tiêu hóa.
Chăm sóc tóc và da đầu đúng cách để có chu kỳ kinh nguyệt nhẹ nhàng, thư giãn hơn
2.2. Sử dụng nước ấm khi gội đầu
Nước ấm giúp lỗ chân lông giãn nở, loại bỏ gàu và bụi bẩn trên da đầu hiệu quả. Nước ấm cũng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, giảm căng thẳng nhờ việc tăng cường tuần hoàn máu.
Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng nước ấm từ 40 - 45 độ C khi gội đầu. Nước quá nóng sẽ làm khô da đầu, làm tóc khô và gãy rụng hơn.
2.3. Rút ngắn thời gian gội đầu
Trong những ngày đầu kinh nguyệt, nếu gội đầu gây ảnh hưởng đến sức khỏe như đau bụng, khó chịu, mệt mỏi,... bạn có thể chậm lại việc gội đầu khoảng 1 - 2 ngày cho đến khi cảm thấy sức khỏe tốt hơn.
Nếu cần gội đầu, bạn nên gội nhanh chỉ trong khoảng 10 phút. Sau đó, lau tóc bằng khăn mềm và sấy tóc để da đầu khô thoáng hơn. Trong khi kinh nguyệt diễn ra, tóc có thể bị bết hoặc gãy rụng nhiều hơn do rối loạn nội tiết tố. Tuy nhiên, sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, tình trạng này sẽ cải thiện nhanh chóng.
2.4. Thực hiện massage đầu nhẹ nhàng
Massage da đầu giúp cải thiện tốc độ lưu thông máu. Bạn có thể gãi nhẹ chân tóc để giãn nở lỗ chân lông, loại bỏ gàu, bã nhờn và bụi bẩn khỏi da đầu. Hãy kết hợp massage với loại dầu gội phù hợp với tóc của bạn.
3. Một số lưu ý khi chăm sóc cơ thể trong chu kỳ kinh nguyệt
Chị em không cần quá kiêng khem trong việc tắm gội vào những ngày “đèn đỏ” nhưng cần biết cách gội đầu hợp lý để không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nên gội đầu từ 2 - 3 lần/tuần tùy theo tình trạng sức khỏe và tóc của bạn.
Mát-xa đầu nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm bớt cảm giác mệt mỏi trong thời kỳ kinh nguyệt
Không những thế, thời điểm 'bà dì' đến cũng là thời điểm nhạy cảm về tâm lý của phụ nữ, vì vậy các chị em cần chú ý đến vệ sinh cá nhân trong thời gian này:
-
Thay băng vệ sinh thường xuyên. Để đảm bảo vệ sinh, bạn có thể sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san nếu thấy phù hợp với cơ thể của mình;
-
Tắm gội bằng nước ấm vừa phải;
-
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhưng không nên thụt rửa sâu vào âm đạo để tránh viêm nhiễm vùng kín;
-
Hạn chế ăn các thực phẩm lạnh hoặc sống không qua chế biến vì có thể gây đau bụng;
-
Chế độ ăn uống lành mạnh trong những ngày 'đèn đỏ';
-
Tránh uống bia rượu hoặc các chất kích thích;
-
Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc đặt âm đạo để điều trị bệnh phụ khoa, hãy tạm dừng cho đến khi kỳ kinh kết thúc.