Mức giá cả chung của hàng hoá ảnh hưởng rất lớn đến chi tiêu của các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là cá nhân và hộ gia đình. Để đo lường mức độ biến động chung của “rổ hàng hoá” trong nền kinh tế chúng ta hay nghe nói đến chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Vậy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì? Cách tính, vai trò và ý nghĩa của Chỉ số giá tiêu dùng CPI Việt Nam. Đặc biệt chỉ số giá tiêu dùng ảnh hưởng như thế nào tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì?
Chỉ số giá tiêu dùng - Consumer Price Index (hay viết tắt là CPI) là chỉ số mức giá tiêu thụ trung bình cho giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người. Chỉ số biểu hiện sự thay đổi về giá cả của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian có đơn vị tính là phần trăm.
CPI được sử dụng để đo lường giá cả trong các lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, nhà ở, quần áo, phương tiện vận chuyển, dịch vụ y tế, giáo dục và truyền thông, hàng hóa, giải trí và các dịch vụ khác.
Thường thì các quốc gia khác nhau trong từng giai đoạn sẽ xác định danh mục hàng hóa và tỉ lệ phần trăm của từng mặt hàng để tính chỉ số CPI cho từng giai đoạn
Hình 1: Danh mục hàng hóa và tỉ lệ phần trăm của các mặt hàng trong chỉ số CPI của Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2020
Nguồn: Tổng cục thống kê
Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Để tính chỉ số giá tiêu dùng, chúng ta thực hiện theo 5 bước sau đây:
Bước 1: Gắn chặt giỏ hàng: Bằng cách phân tích và thăm dò thị trường, chúng ta sẽ xác định được giá trị của các mặt hàng và dịch vụ mà người tiêu dùng thường xuyên chi tiêu.
Bước 2: Xác định giá thực: Sau khi nhận ra các sản phẩm, chúng ta sẽ ghi nhận giá trị của từng sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.
Bước 3: Tính chi phí mua giỏ hàng mặt hàng/ dịch vụ: Dựa trên bảng thống kê giá, chúng ta tính tổng số tiền phải chi trả cho một giỏ hàng hoặc dịch vụ bằng cách: số lượng mặt hàng x giá cả của từng loại mặt hàng rồi sau đó cộng lại.
Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng CPI cho các năm dựa theo công thức:
Bước 5: Tính chỉ số lạm phát theo chu kỳ:
Ví dụ minh hoạ:
Qua ví dụ trên, chúng ta nhận thấy so với thời kỳ cơ sở, vào thời kỳ t, giá trị chung của rổ hàng hoá đã tăng lên cao hơn 38,461% so với thời kỳ t
Ý nghĩa của chỉ số CPI
Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ số mà các cơ quan quản lý và người tiêu dùng rất quan tâm vì nó phản ánh mức giá cả chung trong nền kinh tế.
- Chỉ số giá tiêu dùng như một tiêu chuẩn biểu hiện sự biến động của giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong cuộc sống của người dân. Do đó, các nhà kinh tế sử dụng CPI để theo dõi sự thay đổi chi phí sinh hoạt của người dân theo từng tháng, từng năm. Khi chỉ số tiêu dùng tăng cao, có nghĩa là giá trị trung bình của hàng hóa, dịch vụ tăng. Ngược lại, khi giá trị trung bình của hàng hóa và dịch vụ giảm, chỉ số CPI cũng giảm.
- Chỉ số CPI có vai trò cơ bản và quan trọng nhất là đo lường lạm phát. Sự biến động của CPI có thể dẫn đến lạm phát hoặc thâm hụt. Điều này có thể khiến suy yếu cả nền kinh tế, gây ra suy thoái toàn cầu và thất nghiệp lan rộng, đồng thời gây ra nhiều vấn đề xã hội. Khi giá cả tăng quá mức kiểm soát, lạm phát có thể trở thành siêu lạm phát.
- Chỉ số CPI cung cấp thông tin về sự thay đổi giá cả trong nền kinh tế quốc gia cho chính phủ và cũng cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, lao động và các nhà đầu tư về sự thay đổi giá cả. Dựa trên thông tin này, các đối tượng có thể đưa ra các kế hoạch cụ thể và các quyết định kinh tế phù hợp.
- Chỉ số CPI cũng có ý nghĩa là điều chỉnh chi phí sinh hoạt và an sinh xã hội. Chỉ số giá tiêu dùng thực tế được sử dụng để điều chỉnh mức lương thông qua việc nghiên cứu về chi phí sinh hoạt mà người lao động phải chịu. Ngay cả các khoản trợ cấp xã hội cũng được xem xét thông qua chỉ số CPI để ngăn chặn sự tự do lạm phát trong thuế xuất.
- Chỉ số giá tiêu dùng và tỉ lệ lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh mức giá cả của rổ hàng hoá vào một thời điểm nhất định so với thời điểm gốc. Khi chúng ta so sánh chỉ số giá trong hai thời điểm khác nhau, chúng ta có chỉ số gọi là tỉ lệ lạm phát, là chỉ số biểu thị sự gia tăng tổng thể của giá hàng hóa trên thị trường trong một thời kỳ.
Tỷ lệ lạm phát được tính như sau: π = (CPIt - CPIt - 1)*100 / CPIt - 1
Trong đó: π: Tỷ lệ lạm phát; CPIt là chỉ số giá tại thời điểm t và CPTt -1 là chỉ số giá tại thời điểm t-1
Hình 2: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2022 và mức độ lạm phát của Việt Nam qua các năm
Nguồn: Tổng cục thống kê
Chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát và cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán
Trong các yếu tố kinh tế chủ chốt, lạm phát là một chỉ số quan trọng.
Khi giá hàng hóa trong nền kinh tế tăng cao, dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng tăng và lạm phát cũng sẽ gia tăng. Để kiềm chế lạm phát, các quốc gia thường áp dụng chính sách tăng lãi suất (do Ngân hàng trung ương thực hiện). Việc tăng lãi suất làm tăng chi phí vốn trong nền kinh tế và có ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Ngược lại, khi giá hàng hóa ổn định và lạm phát thấp, Ngân hàng trung ương sẽ duy trì hoặc giảm lãi suất, điều này là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán.