1. Viêm amidan là gì?
Viêm amidan có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng trẻ em có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn người trưởng thành. Bệnh lại dễ tái phát, dễ biến chứng và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như công việc, học tập của người bệnh.
Viêm amidan thường xuất hiện ở trẻ nhỏAmidan giống như một “hàng rào” miễn dịch ở vùng họng, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi vi khuẩn xâm nhập quá nhiều và tấn công mạnh mẽ, có thể dẫn đến viêm sưng đỏ. Các vi khuẩn, bạch cầu và mô hoại tử có thể tạo ra mủ trong miệng. Amidan bị viêm tái phát nhiều lần có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch của vùng họng.
2. Triệu chứng của viêm amidan
Một số dấu hiệu của viêm amidan bao gồm:
Thường xuyên khô họng, hơi thở có mùi hôi: Dịch mủ và vi khuẩn tích tụ ở amidan có thể làm hơi thở có mùi hôi. Người bệnh cũng có cảm giác khô, ngứa họng và cảm giác có dị vật trong họng.
Tình trạng viêm amidan khiến trẻ gặp khó khăn khi nuốt
Amidan phì đại: Kích thước amidan quá to sẽ khiến trẻ gặp khó khăn khi nuốt và dễ bị ngáy ngủ, giọng nói khó nghe hơn,…
Amidan và vùng vòm miệng cuống lưỡi bị xuất huyết, xuất hiện những chấm mủ ở hốc miệng.
Có hạch bạch huyết ở cổ, sưng to và gây đau.
Trong một số trường hợp viêm amidan gây tiết dịch và khi chảy xuống dạ dày, các độc tố này có thể gây phản ứng phụ như sốt, khó tiêu, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn,…
3. Những ai được chỉ định cắt amidan?
Phần lớn những trường hợp viêm amidan đều không cần phải cắt bỏ. Người bệnh nên được các bác sĩ điều trị đúng cách và chỉ khi tình trạng viêm nhiễm nặng, amidan không còn lợi ích với cơ thể thì mới cần phải loại bỏ.
Không phải trẻ nào cũng cần cắt bỏ amidanDưới đây là những trường hợp được chỉ định cắt amidan:
Viêm amidan nhiều đợt trong năm, có dấu hiệu biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm cầu thận,…
Amidan quá to, gây ngáy ngủ, nhiễm khuẩn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Viêm amidan mạn tính đã điều trị nhưng không hiệu quả.
Áp-xe quanh amidan và phải nhập viện điều trị;
Trong trường hợp amidan gây nuốt vướng hoặc có dấu hiệu khối u ác tính cũng sẽ chỉ định được cắt bỏ.
4. Cách chăm sóc cho trẻ sau khi cắt amidan
4.1. Trước phẫu thuật
-
Không cho trẻ sử dụng các thuốc chống viêm không steroid trong khoảng 7 đến 10 ngày trước phẫu thuật.
-
Mẹ cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc trẻ đang dùng trong vòng 10 ngày trước phẫu thuật.
-
Tuyệt đối tuân thủ những quy định của bác sĩ.
-
Giúp bé giữ tinh thần thoải mái trước mổ.
4.2. Trong ngày phẫu thuật
Trong quá trình phẫu thuật, bé sẽ được gây mê hoặc tê tại chỗ. Khi ca mổ hoàn thành, bé sẽ tỉnh dậy và có thể có các phản ứng như khóc lóc, khó chịu ở dạ dày hoặc buồn nôn... Đây là những phản ứng bình thường và sau khi thuốc gây mê hết tác dụng, bé sẽ trở lại tình trạng bình thường.
Nếu bé bị sốt kèm theo mệt mỏi và không muốn ăn sau khi phẫu thuật, mẹ cần đưa bé đi khám sớm4.3. Sau phẫu thuật
-
Sau phẫu thuật, bé cần khoảng 2 tuần để cơ thể phục hồi hoàn toàn.
-
Bé sẽ cảm thấy đau và khó chịu trong khoảng vài ngày đầu sau mổ. Bố mẹ có thể khuyên trẻ thường xuyên nhấp một chút nước.
-
Từ 7 đến 9 ngày sau mổ, phần vảy phủ vị trí cắt amidan sẽ bong ra và cảm giác đau sẽ giảm rõ rệt.
-
Bố mẹ lưu ý, trẻ cũng có thể kêu đau ở phần tai nhưng đây là do cảm giác đau lan từ vùng họng chứ không phải triệu chứng của nhiễm trùng tai.
-
Một số cách để giảm đau: cho trẻ uống nhiều nước, vui chơi cùng trẻ để trẻ quên cảm giác đau, tránh cho trẻ ăn thực phẩm cứng, có thể dùng các chế phẩm paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ,...
-
Ngủ ngáy sau phẫu thuật là tình trạng do phù nề gây ra và sẽ tự mất đi trong vòng một tuần đầu.
-
Giọng nói của trẻ có thể bị ảnh hưởng và sau đó sẽ trở lại bình thường sau vài tuần.
-
Sốt: Tình trạng sốt nhẹ thường không đáng lo ngại nếu bé vẫn ăn uống bình thường.
-
Hơi thở có mùi: Sau phẫu thuật, họng sẽ tiết ra nhiều đờm dãi, trẻ bị đau nên thường không thể nuốt dễ dàng khiến nhiều vi khuẩn tích tụ lại gây ra hiện tượng hôi miệng. Tình trạng này không đáng ngại.
-
Chảy máu: Hiện tượng chảy máu rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra sau phẫu thuật cắt amidan. Máu chảy không đáng kể và có thể tự cầm nhưng nếu máu chảy nhiều hoặc không cầm được thì bạn nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ.
-
Có thể cho trẻ súc miệng, đánh răng nhưng tuyệt đối không được sục họng.
-
Không để trẻ dùng tay che miệng khi hắt hơi.
-
Không để trẻ xì mũi trong 1 tuần sau phẫu thuật.
-
Có thể dùng máy phun sương giúp làm ẩm không khí để trẻ thở dễ dàng hơn, thoải mái hơn.
-
Có thể tắm rửa bình thường.
-
Để trẻ nghỉ ngơi, thoải mái.
-
Tránh để trẻ hoạt động mạnh trong khoảng 2 tuần sau mổ. Thời gian này trẻ dễ bị cảm lạnh và nhiễm trùng, tốt nhất mẹ nên cách ly con với những người thân bị ốm trong gia đình và không nên để quá nhiều người tiếp xúc với trẻ. Không đưa trẻ đến những nơi công cộng để tránh lây nhiễm.
Lưu ý: Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây, bạn cần liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt:
-
bé bị sốt trên 39 độ C.
-
Không hiệu quả khi bé dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol.
-
Bé có hiện tượng buồn nôn hoặc nôn.
-
Mức độ đau ngày càng tăng.
-
Bé chán ăn, bỏ ăn hoàn toàn.
-
Chảy máu trầm trọng.
-
Bé bị mất giọng trong suốt 24 giờ.