1. Vắc xin phòng viêm phổi
Vi khuẩn phế cầu, còn được gọi là Streptococcus pneumoniae - tác nhân gây bệnh nhiễm trùng cho trẻ nhỏ. Bệnh thường gặp ở trẻ do vi khuẩn phế cầu gây ra, thường liên quan đến tai, não hoặc phổi. Vi khuẩn lây lan rất nhanh, đặc biệt đối với các bé đã đi học mẫu giáo hoặc thường xuyên tham gia các hoạt động ở nơi công cộng.
Phế cầu là vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng cho trẻ nhỏ
Để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, cha mẹ nên đưa con đi tiêm vắc xin phòng phế cầu. Vắc xin giúp cơ thể sản xuất kháng thể chống lại phế cầu, giảm nguy cơ nhiễm trùng ở tai, phổi hoặc não. Thông thường, bác sĩ sẽ tiêm ở cánh tay hoặc đùi của trẻ.
Hiện nay, có 3 loại vắc xin phòng vi khuẩn phế cầu phổ biến: Synflorix, Pneumo 23 và Prevnar 13. Mỗi loại vắc xin có ưu điểm riêng và được khuyến nghị sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Đối với trẻ từ 6 tuần đến 5 tuổi, vắc xin Synflorix của Bỉ thường được khuyến khích. Loại vắc xin này có khả năng chống lại đến 10 chủng phế cầu, giúp phòng tránh viêm phổi hoặc viêm tai giữa ở trẻ nhỏ khá tốt.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin phòng phế cầu Pneumo 23 của Pháp. Vắc xin này chống lại 23 chủng phế cầu, giúp phòng ngừa bệnh nhiễm trùng khá tốt. Đặc biệt, vắc xin Prevenar 13 là loại mới nhất, được sản xuất ở Mỹ, giúp ngăn ngừa tới 13 chủng phế cầu và có thể sử dụng cho nhiều đối tượng, từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành.
Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chọn loại vắc xin phòng phế cầu phù hợp cho con.
2. Vắc xin phế cầu hỗ trợ phòng bệnh nào?
Như đã đề cập ở trên, vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh nhiễm trùng ở trẻ nhỏ. Khi tiêm vắc xin phòng, chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc những bệnh nào ở trẻ?
Vắc xin phòng phế cầu giúp ngăn ngừa viêm tai giữa ở trẻ
Thực tế, trẻ em được tiêm phòng đầy đủ thường ít mắc bệnh viêm tai giữa hơn. Thông thường, phế cầu gây viêm ở mũi, họng của trẻ và có thể lan ra vòi nhĩ. Nếu không điều trị kịp thời, trẻ có thể mắc các biến chứng nghiêm trọng như thủng màng nhĩ và suy giảm thính giác. Tuy nhiên, vắc xin phòng phế cầu có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm nguy cơ mắc viêm tai giữa ở trẻ nhỏ.
Bác sĩ đã cảnh báo rằng phế cầu có thể gây ra viêm màng não ở em bé, đe dọa sức khỏe của trẻ. Để giảm nguy cơ mắc viêm màng não, cha mẹ nên tự chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin đầy đủ, đúng theo lịch trình.
Ngoài ra, nhờ tiêm phòng phế cầu, sức đề kháng của trẻ được cải thiện rõ rệt, ít khi gặp viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu. Với những lợi ích tuyệt vời này, cha mẹ luôn quan tâm tới lịch tiêm chủng vắc xin phòng phế cầu và luôn đảm bảo bé được tiêm đầy đủ.
Cha mẹ cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp cho bé
3. Chia sẻ lịch tiêm phòng phế cầu dành cho trẻ nhỏ
Tìm hiểu thời điểm phù hợp để tiêm phòng, đưa bé đi tiêm đúng lịch giúp vắc xin phòng vi khuẩn phế cầu hiệu quả nhất. Nếu cha mẹ còn băn khoăn về lịch tiêm phòng cho trẻ như thế nào, hãy tham khảo gợi ý sau đây.
Đối với trẻ từ 6 tuần - 7 tháng tuổi, bác sĩ thường khuyến khích tiêm 3 mũi vắc xin cho bé, cùng với 1 mũi tiêm nhắc lại. Cụ thể, 3 mũi tiêm chính được tiến hành cách nhau 1 tháng, mũi tiêm nhắc lại sau khoảng 6 tháng kể từ mũi tiêm cuối cùng.
Đối với các bé từ 7 - 12 tháng tuổi, cha mẹ nên đưa bé đi tiêm 2 mũi vắc xin phế cầu, mỗi lần tiêm cách nhau 1 tháng. Ngoài ra, cũng cần tham khảo việc tiêm nhắc lại khi bé đã đủ 1 tuổi. Lưu ý, mũi tiêm này phải cách mũi tiêm cuối cùng 2 tháng trở lên.
Vậy trẻ từ 12 tháng - 5 tuổi có nên đi tiêm vắc xin phòng vi khuẩn phế cầu hay không? Nếu bé chưa tiêm loại vắc xin này, cha mẹ cần đưa bé đi tiêm phòng đầy đủ. Ở tuổi này, hệ miễn dịch của bé đã phát triển. Do đó, bé sẽ được tiêm một mũi vắc xin, một mũi tiêm nhắc lại sau ít nhất 2 tháng. Lưu ý: lịch tiêm cụ thể còn phụ thuộc vào từng loại vắc xin phế cầu.
Nên tham khảo lịch tiêm chủng vắc xin phòng phế cầu cho bé
Nếu tuân thủ lịch tiêm như trên, hệ miễn dịch của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phế cầu tấn công.
4. Một số lưu ý khi cha mẹ tiêm vắc xin phế cầu cho con
Sau khi tiêm vắc xin, trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng như: biếng ăn, sốt hoặc đau nhức ở khu vực tiêm. Đây là phản ứng phụ của cơ thể và thường tự khắc phục sau một thời gian ngắn, cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ có biểu hiện quấy khóc liên tục, sốt cao, nôn mửa và tiêu chảy sau khi tiêm vắc xin phế cầu, chúng ta cần quan sát và đưa bé đi kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.
Nếu trẻ đang có hệ miễn dịch suy giảm, cha mẹ cần xem xét trước khi tiêm phòng. Tốt nhất là đảm bảo sức khỏe của con ổn định trước khi tiêm. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu cha mẹ muốn tiêm vắc xin cho trẻ sinh non. Trong các trường hợp này, trẻ cần được theo dõi cẩn thận từ 2 - 3 ngày sau tiêm để đảm bảo an toàn.
Nếu các em bé từng phản ứng dị ứng với thành phần của vắc xin, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định cho con tiêm phòng.
Quan sát triệu chứng của trẻ sau khi tiêm vắc xin là điều rất quan trọng.