1. Lẹo mắt là gì?
Lẹo mắt, hay còn gọi là mụt lẹo, là tình trạng xuất hiện cục u sưng đỏ giống như mụn mủ ở phần mí mắt hoặc rìa mí mắt. Đây là triệu chứng viêm cấp tính ở mí mắt do vi khuẩn tụ cầu vàng, hình thành các ổ nhiễm trùng với biểu hiện đau, sưng đỏ.
Lẹo mắt là sự xuất hiện của cục u mủ ở mí mắt
Tình trạng lẹo mắt thường được phân loại thành 3 loại:
- • Đa lẹo: có nhiều cục u mủ xuất hiện cùng lúc trên mắt hoặc ở cả hai mắt trên và dưới.
• Lẹo trong: hình thành khi tuyến meibomius ở phần trong của mí mắt bị viêm nhiễm. Đây là loại lẹo tiếp xúc trực tiếp với tròng mắt và gây khó chịu, có nguy cơ cao về nhiễm trùng mắt.
• Lẹo ngoài: hình thành do vi khuẩn gây nhiễm trùng tuyến Zeiss thường xuất hiện ở bờ mi trên hoặc dưới, đôi khi còn ở hốc mắt. Với vị trí bên ngoài, lẹo này dễ dàng phát hiện và điều trị, ít gây biến chứng hơn.
Vệ sinh kém là nguyên nhân phổ biến gây lẹo mắt
Các nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm nang lông mi thường xuất phát từ các thói quen sinh hoạt, môi trường hoặc một số bệnh lý liên quan đến mắt:
- • Vi khuẩn xâm nhập do vệ sinh không đúng cách khi sử dụng kính áp tròng.
• Thói quen dụi mắt khi chưa rửa tay tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào mắt.
Mắt là bộ phận nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng nặng do môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nổi lẹo mắt, việc thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng.
3.1. Điều trị nội khoa
Đối với lẹo mắt mới hình thành hoặc ở tình trạng nhẹ, bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh uống để giảm tình trạng viêm nhiễm. Đồng thời, cũng sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc mỡ bôi giảm đau, giảm sưng và hạn chế sự lan rộng của vi khuẩn.
Bên cạnh đó, khi bệnh nhân cảm thấy đau nhức, có thể sử dụng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng không thoải mái, tuy nhiên cần được sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Sử dụng thuốc kháng sinh giúp hạn chế sự lan truyền của vi khuẩn gây nhiễm trùng
3.2. Điều trị ngoại khoa
Sau khi sử dụng thuốc nhưng tình trạng lẹo mắt không giảm hoặc có biểu hiện nghiêm trọng hơn như: xuất hiện thêm lẹo hoặc sưng nặng hơn, nhiều mủ hơn gây hạn chế thị lực, bác sĩ có thể quyết định thực hiện phẫu thuật nhỏ để xử lý mụt lẹo.
Ngoài ra, nếu mụt lẹo nằm ở vị trí gây cản trở hoạt động mắt, cũng cần phải can thiệp để cải thiện tình hình. Phương pháp can thiệp trực tiếp vào mụt lẹo thường bao gồm rạch, chích lẹo mắt để tiếp tục dẫn lưu mủ ra ngoài, nhằm xử lý ổ nhiễm trùng.
Rạch, chích lẹo mắt là phương pháp can thiệp để dẫn mủ ra ngoài
4. Chích lẹo mắt có đau không?
Chích lẹo mắt có đau không là một câu hỏi được nhiều người quan tâm khi phải trải qua tiểu phẫu để xử lý lẹo. Phương pháp chích lẹo mắt thường được thực hiện bằng cách rạch tại vị trí sưng u để dẫn mủ ra ngoài. Quá trình này thường khá đơn giản và nhanh chóng, thường chỉ mất từ 5 đến 10 phút, do đó ít khi gây đau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu mụt lẹo nổi ở vị trí nhạy cảm trên mắt, có thể gây cảm giác đau hơn. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể sử dụng thuốc gây tê để giúp bệnh nhân thoải mái và giảm đau.
Chích lẹo mắt có đau không là một thắc mắc phổ biến của nhiều người
5. Nên tự chích lẹo mắt tại nhà không?
Ngoài câu hỏi “chích lẹo mắt có đau không” thì “tự chích lẹo mắt tại nhà được không” là một chủ đề cũng được nhiều người quan tâm. Mặc dù việc chích lẹo mắt có vẻ đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng cách hoặc không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến mủ tiếp xúc với mắt, gây ra các biến chứng nhiễm trùng nặng hơn. Vì vậy, không nên tự mình chích lẹo mắt tại nhà, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả.
6. Những lưu ý khi chăm sóc mắt lẹo tại nhà
- • Tránh để vùng mắt có lẹo tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
• Đeo kính mắt để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn gây viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
• Hạn chế chạm hoặc tác động vào mụt lẹo có thể khiến chúng bị vỡ gây nhiễm trùng.
• Vệ sinh vùng bị lẹo bằng nước muối sinh lý và bông gòn y tế từ 2 - 3 lần/ngày.
• Hạn chế để mắt tiếp xúc lâu với ánh sáng mạnh như ánh nắng, màn hình vi tính hoặc điện thoại thời gian dài dễ khiến mắt bị mỏi và lâu hồi phục.
• Chườm ấm bằng cách dùng khăn sạch nhúng nước ấm, vắt khô và đắp lên mắt trong vòng 10 - 15 phút để giúp thư giãn tuyến bã nhờn, mồ hôi bị tắc nghẽn và giảm tình trạng sưng viêm.
• Nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra ngay khi có dấu hiệu nổi mụt lẹo.
• Không nên tự ý chích rạch lẹo tại nhà sẽ dễ gây nhiễm trùng.
• Không nên trang điểm trong quá trình mắt bị lẹo hoặc sau khi hồi phục ít nhất 2 tuần.
• Sau khi hồi phục nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh mắt hoặc nước nhỏ mắt chuyên dụng để giúp bảo vệ mắt khỏi vi khuẩn và hạn chế tái phát.
• Khi bôi thuốc nên dùng tăm bông và hạn chế sử dụng tay để tránh truyền nhiễm vi khuẩn lên mụt lẹo.