Một trong những dạng câu hỏi mà các thí sinh gặp nhiều khó khăn nhất để lên một ý tưởng đầy đủ và chi tiết đó chính là chủ đề về mô tả cảnh.Khi được yêu cầu mô tả một khung cảnh ở một thành phố/đất nước trong chủ đề Du Lịch hoặc đơn giản là mô tả quê hương, câu trả lời của thí sinh thường bị giới hạn vào những cảnh vật ở nơi đó và chính điều này đã tạo nhiều khó khăn cho thí sinh để có thể đưa ra một câu trả lời chi tiết và ấn tượng. Một trong những nguyên nhân chính là do từ vựng hạn hẹp và không có nhiều kiến thức về cảnh vật nơi đang nhắc đến, dẫn đến việc câu trả lời không được giải thích rõ ràng hoặc vô cùng mờ nhạt. Hiểu được điều này, tác giả gợi ý thêm 4 hướng phát triển nội dung, bao gồm tả người, tả nhịp sống, tả thức ăn, và tả cơ sở vật chất hạ tầng, để thí sinh có thể sử dụng cho bất kì câu hỏi nào về mô tả cảnh (Describe a place) để giúp câu trả lời trở nên mạch lạc và đầy đủ hơn.
Những điều cần lưu ý khi trả lời các câu hỏi Miêu tả một địa điểm
Nếu vậy, để có thể mô tả một cách chi tiết và ấn tượng cho khung cảnh “scenery”, thí sinh cần có kiến thức về nhiều từ vựng chuyên môn và học thuật khác nhau. Đây là một thử thách vô cùng khó khăn, kể cả đối với người bản xứ, khi bất ngờ được yêu cầu mô tả chi tiết một cảnh vật thông qua việc sử dụng ngôn ngữ học thuật.
Ở đây, thí sinh vô tình quên đi các khía cạnh khác có thể áp dụng để giải quyết những dạng bài liên quan đến “Describe”. Lý do là vì việc mô tả một nơi chốn “Describe a place” đơn giản chỉ để giải thích cho người nghe hiểu rõ và, thông qua đó, mường tượng một cách chân thật nhất nơi mà người nói đang nhắc đến.
Câu hỏi Describe a place thường xuất hiện ở phần nào trong IELTS Speaking?
Ví dụ: I am originally from Nam Dinh, which is located in the north of Vietnam. My hometown is especially well-known for its diverse array of scrumptious delicacies and close-kit community.
Dịch: Tôi đến từ Nam Định, một tỉnh ở phía Bắc của Việt Nam. Quê hương tôi đặc biệt nổi tiếng với đa dạng những món ăn đặc sản vô cùng hấp dẫn cũng như là một nơi mà con người ở đây sống vô cùng khăng khít gắn bó với nhau.
Ở đây, thí sinh không cần phải mô tả cảnh ở Nam Định để giúp giám khảo hình dung ra nơi đó. Thay vào đó, câu trả lời mẫu đơn giản chỉ nhắc đến những yếu tố khác quan trọng không kém, bao gồm ẩm thực truyền thống và con người.
Nói về Part 2, câu hỏi thường hay gặp đó chính là mô tả về một địa điểm du lịch lý tưởng (ví dụ ở dưới) hoặc một cảnh quan nào đó mà thí sinh muốn hoặc đã từng ghé thăm.
Ở bài viết lần trước khi giải thích về tầm quan trọng của câu hỏi “explain” cuối cùng, thí sinh cũng một phần hiểu được việc phát triển từ 2-3 ý cho phần này là yếu tố tiên quyết giúp thí sinh đạt được điểm tối ưu nhất cho Part 2.
Dựa vào lý do đó, thí sinh hoàn toàn có thể giải thích một cách chi tiết và trơn tru cho phần “explain” này thông qua 4 yếu tố ở dưới. Thí sinh sẽ dựa vào khung sườn bên dưới và các hướng triển khai khác nhau được đề cập đến ở phần sau để đưa ra một câu trả lời hoàn chỉnh, không chỉ mô tả chi tiết mô nơi chốn mà còn đưa ra được những giải thích cặn kẽ tại sao lại yêu thích những nơi đó.
Tương tự, những yếu tố bên dưới cũng sẽ là những hướng đi lý tưởng cho những câu hỏi rộng hơn ở Part 3. Ngoài ra, thí sinh có thể đề cập đến 2 mặt tốt và xấu của cùng một yếu tố để bàn luận chi tiết hơn về bất kì một vấn đề nào liên quan đến miêu tả hoặc nơi chốn.
Ví dụ (Part 3): What are the travelling preferences of people in your country ?
Generally, the travelling preferences of Vietnamese people vary depending on the priorities they establish regarding the destinations they plan to visit.
For instance, youngsters tend to gravitate towards places with amazing food and cutting-edge facilities. This is because___
On the other hand, the elderly prefer places that boasts an amazing community of people and a slower pace of life. This is because__
Dịch: Sở thích đi du lịch của con người ở đất nước bạn là gì?
Thông thường, sở thích đi du lịch của người Việt Nam sẽ phụ thuộc vào những yếu tố bản thân họ ưu tiên hàng đầu khi quyết định du lịch đến một nơi nào đó.
Ví dụ, giới trẻ thường cảm thấy thu hút bởi những địa điểm có đồ ăn ngon và cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại. Lý do bởi vì___
Mặt khác, người lớn tuổi thường thích tới những nơi nổi tiếng vì cộng đồng có người sống ở đó rất tình cảm và những nơi có nhịp sống chậm hơn. Lý do bởi vì__
Nếu thi sinh suy xét kĩ, những câu hỏi liên quan đến chủ đề “Travelling” đặc biệt sử dụng được những ý tưởng liên quan đến “Describe” rất nhiều. Do đó, thí sinh hoàn toàn có thể giải quyết được rất nhiều những câu hỏi và vấn đề khó nhằn, chỉ thông qua 4 yếu tố nêu ở bên dưới.
Chú ý đến 4 yếu tố
Đối với những yếu tố được nêu ra ở trong bài, thí sinh hoàn toàn có thể chia theo 2 hướng tốt và xấu để mô tả. Đối với miêu tả mặt xấu, một ví dụ thường gặp trong Part 1 đó là “Is there anything you dislike about your hometown?” nghĩa là “Có điều gì bạn không thích về nơi bạn sinh ra hay không?”. Ngoài ra, Part 3 đôi khi cũng yêu cầu thí sinh mô tả và phân tích đa dạng cả 2 mặt của một vấn đề.
Do đó, thí sinh cần chủ động nắm được các từ khóa mô tả cho cả 2 hướng của 4 yếu tố này để có thể giải quyết được những yêu cầu khác nhau.
Yếu tố đầu tiên: Con Người (People)
Khi thí sinh mô tả về một địa điểm, ngoài khía cạnh về cảnh vật xung quanh thông qua ấn tượng ban đầu thì yếu tố “Con Người” chính là mảnh ghép quan trọng mà giám khảo tìm kiếm.
Những từ vựng quan trọng thí sinh có thể sử dụng như là:
Tính từ:
(+/Positive) The people here are very friendly/hospitable/considerate/caring/thoughtful/rustic /loving.
Dịch: (+/tích cực) Con người ở đầy rất thân thiện/hiếu khách/chu đáo/quan tâm/ân cần/mộc mạc/yêu thương.
-
(-/Negative) The people here are very hostile/competitive/cold-hearted/mean/inconsiderate.
Dịch: (-/tiêu cực) Con người ở đây rất không thân thiện/cạnh tranh/lạnh nhạt/ác ý/không chu đáo.
Danh từ:
(+) A(n) close-knit/interdependent community.
Dịch: (+) Cộng đồng khăng khít/tương trợ lẫn nhau
(-) A fragmented/individualistic/competitive community.
Dịch: Cộng đồng không đoàn kết/cá nhân/cạnh tranh.
Yếu tố thứ hai: Tốc độ Cuộc sống (Pace of Life)
Yếu tố này đặc biệt phù hợp khi sử dụng để mô tả một địa điểm, nơi chốn lý tưởng cho việc nghỉ dưỡng hoặc dừng chân (thường ở Part 2).
Tuy vậy, khía cạnh này cũng có thể được áp dụng và khai thác tốt cho các câu hỏi Part 1 về Hometown. Ở đây, nhịp sống nhanh hoặc chậm cũng là một trong những chất xúc tác quyết định cho việc rời bỏ hoặc quay về quê hương (Hometown) để an cư lập nghiệp ở hiện tại và trong tương lai (Một câu hỏi phổ biến của chủ đề Hometown Part 1).
Những từ vựng quan trọng thí sinh có thể sử dụng như là:
Tính từ:
(+/Positive) The pace of life in my hometown is___
(Big city) vibrant/lively/dynamic.
(Small city) idyllic/tranquil/serene/peaceful/easygoing/rustic.
Dịch: (+/tích cực) Nhịp sống ở quê hướng tôi thì___
(Thành phố lớn) nhộn nhịp/vui tươi/hào hứng.
(Thành phố nhỏ) bình dị/yên bình/nhẹ nhàng/yên ả/dễ thở/mộc mạc.
(-/Negative) The pace of life in my hometown is___
(Big city) hustling/distressing/exhausting/mentally depleting/competitive/fast.
(Small city) monotonous/humdrum/tedious/demotivating/dreadful/dreary.
Dịch: (-/tiêu cực) Nhịp sống ở quê hương tôi thì___
(Thành phố lớn) hối hả/phiền muộn/mệt mỏi/rệu rã về tinh thần/cạnh tranh/nhanh.
(Thành phố nhỏ) một màu/nhàm chán/tiêu điều/mất động lực/chán đến đáng sợ/chán chường.
Yếu tố thứ ba: Ẩm thực (Cuisine)
Đây là một trong những khía cạnh các thí sinh thông thường cảm thấy dễ nói nhất vì có nhiều ý tưởng và gần gũi. Tuy vậy, để khai thác được triệt để ý tưởng này, thí sinh cần chuẩn bị sẵn cho mình ít nhất 2 món ăn yêu thích để có thể ứng biến cho các chủ đề và các dạng câu hỏi khác nhau.
Trong IELTS, thí sinh cố gắng soạn những câu trả lời tủ để có thể áp dụng cho các câu hỏi biến thể của các chủ đề thường gặp trong 1 bài thi Nói.
Danh từ:
Foods = delicacies/specialities/dishes
Long-standing/traditional + cuisine/recipes
Dịch:
Thức ăn = cao lương mỹ vị/đặc sản/món ăn
nền ẩm thực*/những công thức + lâu đời/truyền thống
Tính từ:
Delicious/Scrumptious/Mouth-watering/Appetizing/Tasty/Savory/Hearty
Dịch:
Ngon/rất ngon/ngon chảy nước miếng/ngon miệng/ngon/ngon/thịnh soạn.
Lưu ý: Ở đây, thí sinh tránh nhầm lẫn cách sử dụng từ vựng “cuisine” khi đề cập đến những đặc sản ở một vùng miền nhất định. Bởi lẽ, cuisine hàm ý “nền ẩm thực” của một đất nước (đã bao gồm các đặc sản khác nhau của một vùng miền) thay vì là những món ăn riêng lẻ. Do đó, thí sinh chỉ sử dụng “diverse cuisines” (nghĩa là “ẩm thực đa dạng”) khi mô tả đặc điểm của các thành phố lớn, nơi hội tụ các nền ẩm thực khác nhau trên thế giới.
Yếu tố cuối cùng: Cơ sở vật chất/Hạ tầng Công cộng (Public Facilities/Infrastructure)
Khi mô tả những thành phố lớn, đặt biệt những nơi cở sở vật chất phát triển mạnh và hiện đại, thì yếu tố này sẽ là một điểm cộng rất lớn khi thí sinh đề cập trong câu trả lời mô tả “Describe”.
Ngoài ra, những câu hỏi Part 1 về Hometown cũng sử dụng được hiệu quả những từ vựng gợi ý bên dưới. Part 3 khi đề cập đến các “career/job opportunities” (cơ hội việc làm) hoặc “future” (tương lai) thì đều có thể nhắc đến khía cạnh này.
Danh từ:
(General) Facilities/ Infrastucture/ Architecture
(Specific) Buildings/ Shopping Malls/High-rises/Skyscrapers/Apartment/Condominium/Public library/ Public park
Dịch:
(Chung chung) Hạ tầng/Cầu đường/Kiến trúc
(Cụ thể) Tòa nhà/Trung tâm mua sắm/Tòa nhà cao tầng/Tòa nhà chọc trời/Khu chung cư/Căn hộ cho thuê nhiều nhà/Thư viện công cộng/Công viên công cộng
Tính từ:
The facilities in Da Nang are ___
(+/Positive) diverse/cutting-edge/state of the art/modern
(-/Negative) obsolete/outdated/degrading/antiquated
Dịch:
Cơ sở vật chất ở Đà Nẵng thì___
(+/Tích cực) đa dạng/tân tiến/tối tân/hiện đại
(-/Tiêu cực) lỗi thời/không phù hợp hiện tại/xuống cấp/cổ xưa