Kỹ năng Listening (nghe) trong tiếng Anh nói chung và trong bài thi IELTS nói riêng, là một receptive skill (kỹ năng tiếp nhận), và để có thể cải thiện kỹ năng này, người học còn cần có mục tiêu và kế hoạch để đạt được điểm số nhất định. Sở dĩ một số người học chưa đạt được band điểm như mong muốn chủ yếu là do thiếu vốn từ vựng và kỹ năng làm bài. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác có thể kể đến là người học chưa xây dựng được một lộ trình luyện thi IELTS cụ thể và có trọng tâm để cải thiện điểm số hiện tại. Nhằm giúp cho việc luyện tập kỹ năng nghe của người học trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, bài viết sau sẽ đưa ra một chiến lược cải thiện IELTS Listening band 5.5 lên band điểm 6.5 ở kỹ năng này.
Đặc điểm của người học IELTS Listening band 5.5
Đặc điểm cụ thể theo từng phần của bài thi:
Trong phần 1, vì ngữ cảnh có phần quen thuộc và từ vựng phổ biến hơn so với người học, số câu đúng có thể dao động 6-8 câu.
Trong phần 2, một số người học có thể gặp khó khăn với một số dạng bài nhất định như dạng bài “Labelling a map” (bản đồ) hay “Pick from a list” (Chọn từ danh sách), vv với nhiều nguyên nhân khác nhau như: không xác định được phương hướng hoặc không nhạy với bẫy được đưa ra trong các phương án sai, vv.Thông thường, người học có thể đưa ra khoảng 5 -7 câu trả lời đúng.
Trong phần 3, người học thường gặp khó khăn vì nội dung có thiên hướng học thuật, phức tạp hơn so với những phần trước. Bên cạnh đó, dạng bài trong phần này cũng có sự đa dạng, đánh đố cao và đòi hỏi nghe hiểu nội dung tổng quan. Đôi khi, người học gặp khó khăn trong việc xác định đối tượng đưa ra quan điểm vì bài nói có từ 2 đến 3 nhân vật (speaker). Vì vậy, trong phần này, người học trung bình có thể nghe và đưa ra khoảng 4-6 câu trả lời đúng (tuỳ thuộc vào dạng bài).
Trong phần 4, tuy phần này chủ yếu là dạng bài Completion (điền từ), người học vẫn gặp khó khăn hơn phần 1 và 2 do từ vựng cần điền mang tính học thuật và ngôn ngữ trong bài có thể không phổ biến đối với người học. Bên cạnh đó, người học có thể không quen thuộc với cách thông tin trong câu hỏi được diễn đạt theo một cách khác với thông tin trong bài nghe. Do đó, số câu trả lời đúng trong phần này dao động từ 3-5 câu.
Mục tiêu nâng cao IELTS Listening từ band 5.5 lên band 6.5
Mục tiêu cụ thể theo từng phần của bài thi:
Trong phần 1, người học cần nắm được hầu hết các thông tin đưa ra, nghe rõ những loại bẫy (bẫy về thời gian hoặc thay đổi ý kiến, vv) và đưa ra câu trả lời đúng. Do đó, số câu đúng được mong đợi trong phần này là 8-9 câu.
Trong phần 2, người học cần tập trung và khắc phục được những yếu điểm trong một số dạng bài nhất định như “Labelling a map”, “Pick from a list”, vv (Ví dụ: học cách nhận diện và loại trừ các phương án bẫy, đánh lạc hướng). Vì vậy, số câu đúng được mong đợi trong phần này là 7-9 câu.
Trong phần 3, người học nên cố gắng khắc phục những hạn chế ngăn cản việc nắm bắt và hiểu ý nghĩa thật sự của một đoạn thông tin. Bên cạnh đó, người học cũng cần củng cố vốn từ vựng cũng như kỹ thuật làm bài, loại trừ bẫy trong từng câu. Do đó, số câu đúng được mong đợi trong phần này là 6-7 câu.
Trong phần 4, bên cạnh việc củng cố vốn từ vựng học thuật, người học cần luyện tập kỹ năng làm bài qua việc để ý kỹ thông tin bên cạnh từ cần điền và trau dồi khả năng nhận diện cách thông tin trong câu hỏi được diễn đạt theo một cách khác với thông tin trong bài nghe. Như vậy, số câu đúng được mong đợi trong phần này dao động từ 5-7 câu.
Kế hoạch học tập trong 2 tháng để cải thiện IELTS Listening từ band 5.5
Tổng quan
Kế hoạch học tập gợi ý sau đây sẽ chia thành hai giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Củng cố kiến thức và luyện kỹ năng
Về cơ bản, điểm khác nhau giữa thí sinh IELTS Listening band 5.5 và 6.5 Listening xuất phát từ hai nguyên nhân chính: thiếu vốn từ vựng học thuật và thiếu kỹ năng làm một số dạng bài cụ thể. Trong giai đoạn đầu tiên này, người học nên dành thời gian để củng cố cả hai yếu tố: từ vựng (nhất là trong phần 3 và 4 của bài nghe) và kỹ thuật làm bài.
Giai đoạn 2: Luyện đề
Sau khi đã củng cố được phần từ vựng và cải thiện IELTS Listening band 5.5 khi làm từng dạng bài trong từng phần thi, người học bước vào giai đoạn luyện đề hoàn chỉnh (40 câu) để đánh gía năng lực hiện tại, ghi nhận vấn đề và tìm cách khắc phục phần nghe mà bản thân chưa vững.
Kế hoạch cụ thể để cải thiện IELTS Listening từ band 5.5
Giai thời kỳ 1
Thời gian cho toàn giai đoạn: 1 tháng
Thời gian trung bình cho 1 tuần: 6 ngày
-
Thời gian trung bình cho 1 ngày: 45 phút - 1 tiếng 30 phút.
Tài liệu cần có: Cambridge Ielts 10,11, và 12
Phương pháp luyện tập:
Trong giai đoạn 1 này, người học nên chia làm hai giai đoạn nhỏ (tạm gọi là giai đoạn 1.1 và 1.2) với hai phương pháp luyện tập khác nhau (do tác giả ghi nhận và phát triển dựa theo kinh nghiệm giảng dạy). Cụ thể, trong giai đoạn 1.1 người học sẽ áp dụng “phương pháp bị động” và vào giai đoạn 1.2 sẽ áp dụng “phương pháp chủ động”.
Phương pháp bị động
“Phương pháp bị động” (tên tạm gọi bởi tác giả) này là phương pháp truyền thống, được tiến hành theo những bước sau:
Bước 1: Dành thời gian (30 giây - 1 phút) để đọc trước câu hỏi và dự đoán cách phương án/đáp án được paraphrase (được diễn đạt theo một cách khác) trong audio.
Bước 2: Nghe đoạn audio 1 lần và tìm đáp án đúng
Bước 3: Dò đáp án
Bước 4: Dò transcript (kịch bản) của bài nghe và ghi chú những từ được paraphrase trong câu hỏi/phương án so với trong kịch bản. Người học có thể phân tích lí do vì sao những phương án khác sai.
Phương pháp này được khuyên dùng với phần Listening Part 1 và Part 2, những phần thi chứa từ vựng quen thuộc hơn với người học ở trình độ band 5.5 nói riêng và các trình độ khác nói chung.
Để người học dễ hình dung hơn, sau đây là ví dụ của phương pháp bị động theo các bước:
Đề bài:
Bước 1:
Người học đọc trước câu hỏi và có thể dự đoán 1 số cách paraphrase của câu hỏi và phương án:
Ví dụ:
“Be required to” (được yêu cầu làm gì) có thể được diễn đạt thành “be asked to”
“fix fences” (sửa hàng rào) có thể được diễn đạt thành “repair fences”
“remove branches” (dời đi những nhánh cây) có thể được diễn dạt thành “take branches to somewhere else”
Vv
Bước 2: Nghe và tìm đáp án
Giả sử người học chọn đáp án A và C
Bước 3: Dò đáp án
Đáp án đúng là A và B.
Bước 4: Phân tích transcipt
Phương án A đúng vì transcript như sau: “The storm has also blown down the fences on the north side of the wood – so we’ll need you to give a hand with repairs.” (Tạm dịch: Cơn bão đã thổi bay những hàng rào ở rìa phía Bắc của khu rừng , vì vậy chúng tôi cần bạn giúp một tay với việc sửa chữa)
Từ “repair” có nghĩa giống với “fix” trong phương án A.
Phương án B đúng vì transcript như sau: “A few big branches have come down and they’re blocking the paths. We need volunteers to pull them off and pile them up somewhere else.” (Tạm dịch: Một vài nhánh cây bị đổ và chặn nhiều lối đi. Chúng tôi cần tình nguyện viên để giúp di dời chúng đến một nơi khác.)
Cụm từ “pull them off and pile them up somewhere else” có nghĩa tương đương với “remove” trong phương án B.
Phương án C không chính xác vì transcript đề cập : “I’m happy to say that since the last clean-up of the wood, the litter hasn’t returned. So that’s one job we can forget about.” (Tạm dịch: Chúng tôi rất vui khi báo cho bạn rằng từ sau chiến dịch dọn dẹp rừng gần đây, rác chưa xuất hiện trở lại. )
Phương pháp chủ động
Vì người học có vốn từ vựng học thuật có thể còn hạn chế và độ nhạy còn chưa cao trong việc nắm bắt đáp án đúng và loại trừ các phương án sai trong Part 3 và 4, bài viết giới thiệu một phương pháp học khác với phương pháp truyền thống. Tác giả tạm gọi phương pháp này là “phương pháp chủ động”. Theo đó, người học sẽ tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Dành thời gian (30s- 1 phút) để đọc trước câu hỏi và dự đoán cách phương án/đáp án được paraphrase (được diễn đạt theo một cách khác) trong audio.
Bước 2: Đọc trước đáp án cho từng câu và ghi nhớ
Bước 3: Nghe đoạn audio 1 lần và đánh dấu thời điểm (Ví dụ: phút thứ 5,18) có chứa đáp án.
Bước 4: Dò transcript (kịch bản) của bài nghe và phân tích cách diễn đạt trong câu hỏi và nội dung của vùng thông tin chứa đáp án trong kịch bản. (có thể nghe lại audio lần nữa để chắc chắn). Người học có thể phân tích lí do vì sao những phương án khác sai.
Phương pháp này được khuyên dùng với phần Listening Part 3 và Part 4 với mục đích giúp người học làm quen với ngôn ngữ học thuật cũng như cách tìm ra đáp án đúng trong hai phần thi này. Đối với hai phần thi được coi là khó nhất trong bài thi, phương pháp học tập chủ động này có thể giúp cho người học đỡ nản lòng hơn trong việc luyện tập.
Để người học dễ hình dung hơn, sau đây là ví dụ của phương pháp bị động theo các bước:
Đề bài:
Bước 1:
Người học đọc trước câu hỏi và hiểu yêu cầu: lí do ngăn cản Oliver theo đuổi nghề phục chế. Bên cạnh đó, người học cũng có thể hiểu ý nghĩa của các phương án:
Phương án A: phản ứng của những người sở hữu tranh
Phương án B: khả năng có thể phải làm việc trong những hoàn cảnh nguy hiểm
Phương án C: yêu cầu phải có khả năng vẽ đẹp
Bước 2:
Người học nhớ đáp án là A – phản ứng của người sở hữu tranh
Bước 3:
Người học nghe audio và ghi chú lại số phút có chứa thông tin của đáp án
Bước 4:
Người học dò transcript và tiến hành đối chiếu thông tin trong đáp án.
Transcript:
Hướng dẫn cách phân tích:
Phương án A đúng vì Oliver nói anh ta không thích phải chịu nhiều áp lực (“Too much pressure”) về phản ứng của người mua tranh (“What if they didn’t like the colours you’d used?” – giả sử họ không thích màu tranh sử dụng thì sao?)
Phương án C không chính xác vì dù Chloe có đang nói đùa về việc anh ta có thể không cần biết vẽ cũng có thể làm nghề này được (“You know you don’t actually need to be able to draw”), đó không phải là lí do làm cho Oliver quyết định không theo đuổi nghề phục chế này (“Very funny. Look, I think it would be a great job but I wouldn’t choose to do it”).
Phương án B không chính xác vì Oliver có đề cập đến việc làm việc ở những nơi ở độ cao (“I mean, sometimes you’d be working in a public place – like restoring the paintings high up on a church ceiling”), nhưng việc này đối với anh ta là thú vị (You get to work in interesting places – that’s true.) nên đây không phải là một lí do khiến anh không theo đuổi nghề phục chế này.
Kế hoạch
THỜI KỲ 2
Thời gian cho toàn giai đoạn: 1 tháng
Thời gian trung bình cho 1 tuần: 3 ngày
Thời gian trung bình cho 1 ngày: 1 tiếng 30 phút – 2 tiếng
Tài liệu cần có: Cambridge Ielts 13,14 và 15.
Cách thức huấn luyện:
Bước 1: Nghe toàn bộ bài kiểm tra
Bước 2: Tìm kiếm đáp án
Bước 3: Đọc transcript (kịch bản) của bài nghe và phân tích cách diễn đạt trong câu hỏi và nội dung của vùng thông tin chứa đáp án trong kịch bản.
Chú ý khi sử dụng tài liệu
Người học nên sử dụng tài liệu dạng in giấy để ghi chú và đánh dấu từ vựng một cách tiện lợi hơn.
Trong trường hợp người học đã sử dụng một hoặc nhiều tài liệu được gợi ý ở trên, có thể thay đổi sang một số tài liệu khác như: Cambridge Ielts 8 và 9, Ielts Trainer và Ielts Trainer 2 được xuất bản bởi Cambridge.
Ngoài những tài liệu đã sử dụng trong hai tháng huấn luyện, trước khi thi ít nhất một tuần, người học có thể thực hiện toàn bộ bài kiểm tra với những tài liệu như: Cambridge Ielts 16 hoặc bộ Practice Tests for IELTS cuốn 1 và 2 của trung tâm anh ngữ Mytour.