Key takeaways |
---|
Giới thiệu dạng bài Highlight Correct Summary trong PTE Listening
Chiến lược làm dạng bài PTE Listening Highlight Correct Summary Bước 1: Chú ý trạng thái của đoạn băng (beginning in … seconds - playing - completed) Bước 2: Đọc lướt keywords để suy đoán chủ đề bài nghe Bước 3: Tập trung nghe đoạn băng và take notes: không nên đọc các đoạn tóm tắt trong lúc này, nên ghi chú các nội dung nghe được, bao gồm keywords. Bước 4: Đọc các options theo thứ tự từ trên xuống, loại trừ các phương án sai. Các phương án sai bao gồm: chứa thông tin không có trong đoạn băng, chứa thông tin sai, chứa thông tin chi tiết nhưng không chứa thông tin tổng quát) Bước 5: Chọn đáp án chứa phần tóm tắt phù hợp nhất. Những lưu ý khi làm dạng bài Highlight Correct Summary
|
Giới thiệu định dạng bài Highlight Correct Summary trong PTE Listening
Phần thi Highlight Correct Summary là phần thi thứ 4 trong tổng 8 phần. Đối với riêng phần thi này, độ dài dao động khoảng 30-90 giây (tương đương 2-3 câu hỏi). Phần này được nói bởi chỉ một người (monolouge).
Dạng bài này được xem là dạng multiple choice (trắc nghiệm). Số lượng các options trong mỗi câu hỏi là 3-5 options tùy câu hỏi. Độ dài mỗi option tối đa là 60 từ.
Nhiệm vụ của thí sinh trong phần thi này là sau khi nghe đoạn ghi âm, thí sinh chọn đoạn văn ngắn thể hiện nội dung tóm tắt của đoạn nghi âm.
Phần thi này đánh giá khả năng thông hiểu, phân tích và tổng hợp thông tin để xác định đúng đoạn thông tin tóm tắt
Mặc dù nằm trong phần thi nghe nhưng dạng bài này đánh giá năng lực của thí sinh ở cả kỹ năng Nghe và Đọc. Lý giải cho việc này là vì thí sinh phải đọc hiểu nội dung của đoạn thông tin tóm tắt nên thí sinh cần vận dụng kỹ năng đọc ở phần thi này.
(Giao diện của phần thi Highlight Correct Summary)Chiến lược thực hiện đề thi PTE Listening Highlight Correct Summary
Trước khi nghe (Pre-Listening)
Bước 1: Chú ý trạng thái của đoạn băng
Trong hộp trạng thái của đoạn băng, có ba trạng thái
“beginning in … seconds” có mục đích đếm ngược thời gian đoạn băng bắt đầu chạy (thời gian đếm ngược là từ 10 giây đến 0 giây.)
“playing” khi đoạn băng bắt đầu chạy
“completed” là trạng thái kết thúc đoạn băng. Đây là thời gian thí sinh đọc đoạn tóm tắt và đưa ra đáp án.
Bước 2: Đọc lướt keywords để suy đoán chủ đề bài nghe
Khi trạng thái bắt đầu đếm ngược từ 10 giây, người học cần nhanh chóng nhìn lướt qua các keywords để đoán ra chủ đề bài nghe.
Các chủ đề phổ biến như: Nature, Health, Economy, Science, Psychology, …
Giả sử khi đọc các đoạn tóm tắt, người học bắt gặp các từ như animals, creatures, preys, jungle,… thì khả năng cao bài nghe sẽ xoay quanh chủ đề Nature
Việc suy đoán chủ đề giúp người học tận dụng tối đa 10 giây trong khoảng thời gian “chết” và giúp người học bớt bỡ ngỡ khi đoạn băng bắt đầu phát.
While Listening (Trong khi nghe)
Bước 3: Tập trung nghe đoạn băng và take notes
Chú ý không đọc các đoạn tóm tắt trong thời gian này mà chỉ cần tập trung toàn bộ vào việc nắm bắt nội dung bài nghe. Bài viết sẽ lý giải ở mục Những lưu ý khi làm dạng bài Highlight Correct Summary của bài viết.
Ghi chú những thông tin nghe được, đặc biệt chú ý đến từ khóa (keywords). Không nên ghi chú “word-for-word” (ghi từng từ một) vì người học có thể bỏ lỡ thông tin quan trọng khi tập trung viết quá nhiều. Người học có thể viết gọn lại một từ nào đó (ví dụ “communication” take note thành “commu”).
Post-Listening (Sau khi nghe)
Bước 4: Đọc các options theo thứ tự từ trên xuống, loại trừ các phương án sai.
Các phương án sai thuộc các trường hợp:
chứa thông tin sai
chứa thông tin không có trong đoạn băng
chứa thông chi tiết nhưng không chứa thông tin chính (đây được xem là yếu tố gây nhiễu)
Bước 5: Chọn đáp án chứa phần tóm tắt phù hợp nhất.
Áp dụng thực hiện câu hỏi dưới đây:
Trước khi ngheBước 1: Chú ý trạng thái của đoạn băng
Bước 2: Đọc lướt keywords để suy đoán chủ đề bài nghe
Trong 3 đoạn tóm tắt trên, người học có thể thấy có các keywords như: clichés, literature, art, advertising, writing, graphic, newspapers
Vì vậy, người học có thể suy đoán bài nghe xoay quanh một phương tiện, yếu tố nào đó được áp dụng trong văn học và ngành truyền thông.
While-Listening
Bước 3: Tập trung nghe đoạn băng và take notes
Take notes:
overused phrase - essays → avoid
printers’ term
stereotypes
graphic design - vocab, gram
symbols - theater, Valentine
essential in graphic commu (advert)
immediate to ideas
clear meaning
Post-Listening
Bước 4: Đọc các options theo thứ tự từ trên xuống, loại trừ các phương án sai
Option 1: chứa thông tin sai là “an enemy to clear” (một kẻ thù cần phải xóa sổ). Thông tin này trái với nội dung trong đoạn bằng là "clichés” cần thiết (essential) trong ngành truyền thông đồ họa (graphic communication) và quảng cáo (advertising) —> Loại phương án 1
Option 2: đoạn văn tóm tắt 2 khía cạnh: trong writing thì “clichés” cần phải tránh nhưng trong “graphic arts” thì lại cần thiết vì nó giúp truyền tải thông điệp nhanh, rõ (quickly, clearly, immdiate) khi áp dụng trong quảng cáo (advertising) và tuyên truyền (propadanda).
Option 3: Đoạn tóm tắt này chỉ đề cập về “clichés” trong “writing” mà không tóm tắt thông tin quan trọng là khía cạnh “graphic communication” —> Loại phương án 3
Bước 5: Chọn đáp án chứa phần tóm tắt phù hợp nhất.
Đáp án đúng là option 2 vì thể hiện rõ những thông tin chính, bao hàm được cả đoạn băng.
Những ghi nhận khi thực hiện dạng bài Highlight Correct Summary
Chỉ nên đọc lướt keywords trong giai đoạn trước khi nghe. Việc “thu nạp” nhiều thông tin trong giai đoạn này có thể gây trở ngại cho người học rất nhiều. Lý do là vì thời gian trước khi đoạn băng bắt đầu quá ngắn (10 giây), người học không thể lướt qua hết nội dung trong ít nhất 3 đoạn thông tin tương đối dài. Việc “nhồi” quá nhiều thông tin dẫn đến bị phân tâm, loạn và rối nhiễu trong quá trình nghe.
Tương tự, người học cũng không nên đọc đoạn tóm tắt trong khi nghe vì não bộ khó có thể thực hiện 2 chức nghe và đọc một cách hiệu quả trong cùng một lúc. Thay vào đó, trong giai đoạn này, việc quan trọng cần làm là take notes để sau khi nghe xong, người học sử dụng trí nhớ và những ghi chú ghi được để đưa ra đáp án.
Loại trừ phương án sai trước là một cách tiếp cận hiệu quả vì các phương án thường chứa các thông tin “na ná” nhau. Khi một thông tin nhỏ trong đoạn tóm tắt sai hoặc không được đề cập trong đoạn băng thì cả phương án đó sai. Vì vậy, điều này giúp thí sinh chắc chắn hơn về phương án còn lại, phương án được xem là đúng nhất.
Không để trống câu hỏi hay nói cách khác là bạn không chọn phương án nào mà đi qua câu hỏi khác. Vì Highlight correct summary là dạng trắc nghiệm, nếu bỏ trống thì sẽ không được tính điểm ở câu đó. Vì vậy, cho dù không chắc chắn phương án đúng, hãy tận dụng thời gian để loại trừ. Lúc này xác suất chọn đáp án đúng sẽ cao hơn.
Bài tập thực hành
In his great novel Remembrance of Things Past or In Search of Lost Time, Marcel Proust explored what are called “involuntary memories” - those that come to us quite suddenly without conscious effort, usually triggered by one of the senses. The fact that his book has two titles in English might suggest there is some doubt as to how our minds go about remembering things.
In perhaps the most well-known such episode in the novel, the character Marcel is reminded of his childhood by the aroma produced when dunking a cake in a cup of tea. This is not far away from the belief that as we get older we can remember quite clearly incidents from years ago, but find it hard to remember what we did last week. Proust’s insight into memory is certainly true of one way the mind works. But why and how do we remember what we do?
Experts believe that we store memories in three ways. First, there is a sensory stage which is to do with perceptions and lasts only a fraction of a second, taking in sights, sound, touch, and so on. These first perceptions and sensations are then stored in the short-term memory, which is the second stage.
Finally, important information or information that has been reinforced by, for example, repetition, is then filtered into the long-term memory. Naturally, we tend to more easily absorb material on things we already know something about, as this has more meaning for us and can create a web with related material that is already stored in the long-term memory.
The speaker talks about the use of memory in Proust’s novel In Search of Lost Time and how memories are usually brought about by the taste or smell of something, in this case, a biscuit dipped in tea. So, it is the senses that provoke memories that can take us back to our childhood.
Using the writer Proust as an example, the speaker tells us how long-term memory works before going on to talk about short-term memory. Distant memories are usually involuntary and are brought to mind by something that stimulates one of the senses. Short-term memory also requires sensory input, but it lasts only a fraction of a second.
What we experience is processed by the brain into memories in three stages. First, there is the sensory input, which is momentary. This is then stored in the short-term memory. If this experience is important or meaningful to us, we will reinforce the memory, possibly by repetition, and it will then be stored in the long-term memory.
Bài 2: Chọn đáp án có phần tóm tắt đúng nhất với nội dung đoạn băng
Đoạn băng:
Kết quảBài 1: phương án 3
Bìa 2: phương án 1 đã thay đổi
Tổng hợp
Nguồn dẫn chứng
Nhân viên MacMillan Publishers Australia. Bộ Sưu Tập Kiểm Tra PTE. MacMillan, 2012.
Công ty Pearson Education; Giới Hạn. Hướng Dẫn Chính Thức cho Kỳ Thi PTE Academic của Pearson. Longman, 2012.
'Định Dạng Kỳ Thi PTE Academic: Phần Nghe.' Kỳ Thi Tiếng Anh PTE | Pearson PTE, www.pearsonpte.com/pte-academic/listening.