Key takeaways |
---|
|
Giới thiệu về dạng bài Retell Lecture
Cùng với bài giảng, thí sinh sẽ thấy một hình ảnh. Điều này rất hữu ích vì nó cung cấp cho thí sinh ý tưởng cơ bản về những gì sắp nghe. Thí sinh có thể sử dụng điều này để liên tưởng về nội dung bài nghe.
Đôi khi nếu bài giảng rất khó, trong trường hợp tệ hơn là thí sinh không thể hiểu được gì cả thì vẫn có thể đưa ra câu trả lời chỉ dựa trên hình ảnh. Tuy nhiên, đây nên là lựa chọn cuối cùng của thí sinh bởi vì hầu hết các hình ảnh sẽ không truyền đạt toàn bộ ý nghĩa của bài giảng.
Sau khi bài giảng kết thúc, thí sinh sẽ có 10 giây để sắp xếp suy nghĩ và câu trả lời của mình. Sau đó, micrô sẽ mở ra và thí sinh phải bắt đầu nói trong khoảng 40 giây.
Thí sinh lưu ý đừng bắt đầu nói trước khi micrô mở vì giọng nói sẽ không được ghi âm lại. Thí sinh sẽ nghe thấy một âm thanh ngắn và sẽ bắt đầu nói ngay lập tức. Thí sinh nên nói rõ ràng và không cần phải quá vội vàng. Tuy nhiên, thí sinh cần nói xong trước khi thanh tiến trình kết thúc.
Trên màn hình sẽ hiển thị từ “Recording” chuyển thành “Completed”. Thí sinh chỉ có thể ghi lại câu trả lời của mình trong phần Retell Lecture một lần nên cần tập trung khi nói lại bài giảng 1 lần duy nhất.
Bí quyết thực hiện dạng bài Retell Lecture
Cần bắt đầu nói ngay khi micrô mở ra trạng thái ghi âm.
Thí sinh sẽ nghe được một âm thông báo và thấy tình trạng ghi âm. Đó là tín hiệu của thí sinh khi bắt đầu nói. Nếu thí sinh không nói ngay rất có khả năng thí sinh sẽ không nói kịp giờ.
Micro sẽ tắt nếu không nghe thấy âm thanh từ thí sinh. Vì vậy, nếu thí sinh không nói ngay thì có khi sẽ không kịp giờ và micro sẽ tự tắt sau 3 giây thí sinh không nói.
Nên thay đổi âm lượng nếu cần.
Điều này sẽ giúp thí sinh nghe rõ hơn bài giảng và không bị mất thông tin do âm lượng quá cao hoặc quá thấp.
Nên nhìn các hình ảnh đã có sẵn phía dưới để cho biết bài giảng có thể nói về điều gì.
Điều này sẽ giúp thí sinh hiểu rõ hơn về chủ đề bài giảng và có thể dễ dàng ghi nhớ các điểm quan trọng hơn.
Ví dụ: Nếu bài giảng về chủ đề "Sustainable development of provinces", thí sinh có thể nhìn các hình ảnh được đưa ra trên màn hình như hình ảnh về “ongoing sustainable development projects in the provinces” để hiểu rõ hơn về chủ đề mình sắp nghe.
Cần cố gắng hiểu ý nghĩa của bài giảng.
Thí sinh sẽ không có cơ hội được viết hết cả bài giảng. Nếu thí sinh đã hiểu rõ ràng thì ngay cả khi thí sinh không nhớ tất cả mọi từ, thí sinh cũng có thể thêm vào một vài từ căn cứ trên mức độ hiểu biết của thí sinh đối với nội dung.
Cần lắng nghe kỹ lưỡng và quyết định ý nào quan trọng hơn.
Thí sinh cần lắng nghe kỹ lưỡng và chú ý xem ý nào quan trọng hơn nữa bằng việc cố gắng hiểu sự tập trung của người nói vào các ý nào hay các cụm từ nào trong bài giảng.
-
Cần nói bất kỳ điều gì nếu thí sinh không biết từ nào mà bài giảng nhắc đến.
Nếu thí sinh không hiểu được từ hay quên cách phát âm một từ đó chỉ cần nói điều gì thí sinh cho là chính xác. Tốt hơn nữa là thí sinh cần nói một từ có âm tương đương với từ thí sinh nghe nhưng chưa hiểu được.
Nếu thí sinh đã hiểu chủ đề của câu cần nhắc đến, thí sinh sẽ dễ dàng chọn các từ theo nội dung đã hiểu.
Cần nói với tốc độ bình thường của thí sinh.
Thí sinh hãy nói với tốc độ làm thí sinh cảm thấy thoải mái và không nói quá nhanh để phát âm sai các từ trong câu. Nói nhanh cũng có thể hiệu quả tuy nhiên nếu thí sinh nói quá nhanh, thí sinh sẽ dễ nói nhầm lẫn những từ có nghĩa gần giống với nhau.
Nên tập trung vào các điểm chính được giảng viên nói trong bài giảng, vì thế khi trình bày lại nội dung, các điểm chính sẽ được nhắc đến nhiều hơn.
Nếu bài giảng trình bày về chủ đề "Solutions to reduce emissions" thì thí sinh nên trình bày lại những giải pháp chính được giảng viên nói trong bài giảng.
Chẳng hạn như trong câu này: "The lecturer said that current solutions to reduce emissions include using new technologies to reduce energy consumption and using waste treatment techniques."
Nên sử dụng các từ và cụm từ trong bài giảng sẽ giúp thí sinh trình bày lại nội dung một cách chính xác và dễ hiểu hơn.
Nếu trong bài giảng giảng viên nói "interactions between species" thì thí sinh có thể sử dụng cụm từ đó để trình bày lại nội dung như: "The lecturer said that the interaction between species is an important factor to ensure balance in the ecosystem."
Nên sử dụng cấu trúc câu hợp lý sẽ giúp mình trình bày nội dung một cách dễ hiểu và dễ nghe.
Điều này trở nên vô cùng dễ dàng sau khi thí sinh đã hiểu bài giảng mà vẫn quên một vài từ. Bài giảng sẽ chỉ có ý nghĩa khi các câu được nói theo đúng trật tự chính xác và đó là lúc thí sinh sẽ đạt điểm số cao trong câu hỏi này.
Ví dụ: thí sinh có thể nói như vậy nếu có lỡ quên các biện pháp: "The lecturer explained that the use of new technologies to reduce energy consumption is an effective solution to reduce emissions."
Cần tìm hiểu và luyện tập các cấu trúc câu căn bản để có thể hiểu được nội dung câu nói nếu có những từ của câu đó thí sinh không biết.
Điều này sẽ giúp thí sinh hiểu và trình bày nội dung bài giảng một cách chính xác và dễ hiểu hơn, nếu có những từ mà thí sinh không biết.
Ví dụ: thí sinh cần luyện tập cấu trúc câu như "The lecture discussed..., one of the main points was ..., additionally, the speaker also mentioned..." để có thể trình bày nội dung bài giảng một cách chính xác và dễ hiểu hơn.
Nên sử dụng các thì thích hợp sẽ giúp thí sinh trình bày thời gian của bài giảng một cách chính xác và dễ hiểu hơn.
Thí sinh có thể dùng các thì khác nhau khi nói về thời gian và thời điểm khác nhau trong bài. Ví dụ như câu này: "The lecturer said that using new technologies to reduce energy consumption has been successfully tested in the past and present."
Nên sử dụng các từ chuyên ngành liên quan đến chủ đề bài giảng sẽ giúp thí sinh trình bày nội dung một cách chuyên nghiệp và dễ hiểu hơn.
Ví dụ: Nếu bài giảng về chủ đề "Waste treatment" thì thí sinh có thể sử dụng các từ chuyên ngành như "biodegradation", "chemical engineering treatment" hoặc "salt treatment" để trình bày nội dung.
Nên kiểm tra lại câu trả lời của thí sinh trước khi kết thúc thời gian cho phép: Làm việc này sẽ giúp thí sinh kiểm tra lại câu trả lời của mình để đảm bảo rằng nội dung được trình bày chính xác và dễ hiểu.
Ví dụ: Khi thời gian kết thúc, thí sinh có thể kiểm tra lại câu trả lời của mình để đảm bảo rằng đã nói đầy đủ nội dung và không có sai sót trong việc sử dụng ngữ pháp.
Cần phân chia bài giảng dài làm nhiều phần cho dễ dàng ghi nhớ hơn.
Điều này sẽ giúp thí sinh ghi nhớ và hiểu nội dung bài giảng một cách dễ dàng hơn bằng cách chia nhỏ bài giảng thành các phần nhỏ hơn để ghi nhớ và ghi chú.
Ví dụ: Nếu bài giảng về chủ đề "Solutions to reduce heat emissions" thì thí sinh có thể chia bài giảng thành các phần như: Solutions to use renewable energy, solutions to replace energy from natural resources, solutions to build and manage environmentally friendly cities tùy theo các giải pháp được đưa ra trong bài.
Nên ghi chú khi nghe bài giảng.
Điều này sẽ giúp thí sinh ghi nhớ các điểm quan trọng trong bài giảng và có thể sử dụng trong thời gian sắp xếp lại ý chính trước khi bắt đầu bài nói.
Khi thí sinh đang nghe một bài giảng, mục đích của thí sinh là hiểu về chủ đề và các điểm quan trọng trong đó. Đừng cố gắng ghi nhớ nhiều câu bởi nếu thí sinh cố gắng ghi nhớ từng câu, thí sinh sẽ làm mất cơ hội hiểu các câu tiếp theo. Do đó, cần lắng nghe để hiểu và ghi lại các điểm quan trọng trên ghi chú của thí sinh.
Nên sắp xếp những ghi chú trong 10 giây ngay khi bài giảng vừa xong.
Điều này sẽ giúp thí sinh ghi nhớ các điểm quan trọng trong bài giảng và sắp xếp chúng theo thứ tự hợp lý nhất có thể.
Ví dụ: thí sinh có thể sắp xếp các ghi chú về các giải pháp bảo vệ môi trường theo thứ tự ưu tiên hoặc theo thứ tự xuất hiện trong bài giảng.
Nên giới thiệu chủ đề trong câu mở đầu của bài nói.
Điều này sẽ giúp người nghe (máy tính) hiểu về chủ đề bài giảng một cách rõ ràng và dễ hiểu hơn.
Ví dụ: "In today's lecture, the lecturer had talked about solutions to reduce heat emissions.”
Nên nói một câu kết lại những nội dung quan trọng.
Trong đoạn này, thí sinh nên nói về vấn đề của những gì giáo viên đã thảo luận và mục đích của bài giảng với những nội dung chính ngắn gọn nhất có thể. Điều này sẽ giúp thí sinh tóm tắt lại những điểm quan trọng trong bài giảng và giúp người nghe hiểu rõ và nắm rõ hơn nội dung của bài nói.
Ví dụ: "In summary, today's lecture presented solutions to reduce heat waste such as using renewable energy, reducing energy use and waste management."
Không nên ngập ngừng quá lâu trong lúc nói.
Trong khi nói, thí sinh hãy tránh ngắt quãng quá lâu. Điều này có thể gây khó chịu cho người nghe và cũng có thể làm cho thí sinh mất đi sự liên tục của câu trả lời của mình.
Nên chuyển sang câu hỏi tiếp theo nếu đã hoàn thành xong.
Khi hoàn thành câu hỏi, hãy chuyển sang câu hỏi tiếp theo ngay lập tức. Điều này sẽ giúp thí sinh tiết kiệm thời gian và cho phép thí sinh trả lời các câu hỏi còn lại một cách tốt hơn.
Cần ghi âm bản thân mình và phát hiện những lỗi sai trong lúc luyện tập.
Để cải thiện kỹ năng nói của thí sinh, hãy ghi âm bản thân mình và phát hiện những lỗi sai trong lúc luyện tập. Điều này sẽ giúp thí sinh cải thiện độ chính xác và tự tin trong khi nói.
Sau khi ghi âm, thí sinh có thể nhờ sựa chữa lỗi từ thầy cô để nhận ra lỗi sai của mình nhanh chóng và khắc phục chúng.
Cần học kỹ lại danh mục từ học thuật và làm quen với những từ thông dụng.
Thí sinh cần nghiên cứu ý nghĩa và cách đọc của hầu hết những từ thuộc danh mục từ vựng học thuật thông dụng nhất. Sau đó, thí sinh cũng cố gắng dùng các từ đó trong những câu tương tự như vậy. Điều này sẽ làm thí sinh dễ dàng nghe hiểu các nội dung khác nhau trong bài thi.
Cần làm quen với âm thanh với nhiều giọng khác nhau và những ngữ cảnh khác nhau.
Thí sinh không chỉ luyện nghe với cùng một loại âm thanh, ngữ điệu hay các bài nghe chỉ dựa trên một chủ đề. thí sinh cần phải làm quen với những giọng của những người nói tiếng anh đến từ nhiều nơi khác nhau vì vùng miền cũng sẽ ảnh hưởng đến âm thanh mà thí sinh sẽ phải nghe.
Thí sinh cũng cần luyện tập đa dạng với từ vựng ở nhiều ngữ cảnh và các chủ đề khác nhau. Nhờ vậy, thí sinh sẽ học thêm được các từ vựng và ngữ pháp đa dạng theo từng chủ đề.
Các điểm cần chú ý khi làm dạng bài Retell Lecture
Trước khi việc ghi âm bắt đầu, thí sinh nên xem lại hình ảnh được sử dụng trong bài và suy ngẫm về ý nghĩa của bài dạy trên hình ảnh. Tuy nhiên, thí sinh chỉ có tối đa 3 giây để thực hiện việc này.
Ví dụ: Nếu bài giảng có chủ đề về “world maps”, thí sinh nên xem qua các bản đồ trong hình và suy ngẫm về các thông tin quan trọng mà giảng viên muốn truyền đạt.
Trong khi lắng nghe bản ghi âm, thí sinh hãy đánh dấu và ghi chú lại các ý quan trọng.
Thí sinh nên tránh ghi lại toàn bộ câu nói trong bài giảng vì thời gian sẽ không đủ để làm điều đó.
Ví dụ: thí sinh chỉ cần ghi lên những từ hay cụm từ, chủ yếu là danh từ để ghi nhớ được các ý chính quan trọng nhất.
Thí sinh nên dùng những cụm từ nối nhằm liên kết các ý trong bài giảng.
Ví dụ: "While countries like the US and Canada have plenty of oil and gas, others like Japan and South Korea depend on imports to fuel their economic activities." Trong câu trên, thí sinh có thể dùng từ nối như “while” để liên kết 2 ý trái ngược nhau, từ nối “like” để đưa ra ví dụ khi cần thiết.
Thí sinh nên bắt đầu bài nói với một câu nói chung về bài giảng, Ví dụ: "Today's lecture will cover important resources in the world."
Sau đó thí sinh khái quát các nội dung chính “We will learn about countries' oil and gas resources and how to use them effectively.”
Cuối cùng, thí sinh kết thúc bằng một câu tóm gọn nội dung chính: “After exploring this information, we will summarize the important views on the rational use of resources and the protection of the environment."
Nếu thí sinh không thể ghi nhớ việc sử dụng một từ hoặc một cụm từ như người nói đã dùng, thì hãy đọc và nói theo những gì thí sinh nghe thấy hoặc sử dụng từ đồng nghĩa.
Ví dụ: Giảng viên đang trình bày về vấn đề môi trường và sử dụng từ "considerable"nhiều lần. Nếu thí sinh không thể ghi nhớ cụm từ này, thì có thể thay thế bằng từ "significant" hoặc "substantial" để diễn tả ý nghĩa của giảng viên.
Trong 10 giây sau khi ghi âm, thí sinh cần sắp xếp lại bài nói của mình cho hợp lý nhất có thể. Ví dụ, thí sinh có thể chỉnh sửa cấu trúc câu hoặc thay thế các cụm từ khó hiểu bằng các cụm từ dễ hiểu hơn.
Sau đó, thí sinh sẽ có 40 giây để nói về câu trả lời của mình. Trong thời gian này ,thí sinh cần phải truyền tải được ý nghĩa chính của bài giảng và các quan điểm của mình về vấn đề đó một cách rõ ràng và dễ hiểu.
Tổng kết
Qua bài viết này, tác giả mong muốn người học có thể áp dụng những chiến thuật về Retell Lecture trong bài viết khi luyện tập và khi tham gia kỳ thi PTE để đạt điểm số mình mong muốn và cũng như tối ưu được điểm số của mình.
Trích dẫn
“Re-Tell Lecture Tips.” PTE PEARSON STUDY MATERIAL, http://www.pearson-pte.com/pte-academic-speaking-material/re-tell-lecture-tips/.
“Speaking: Self-Improvement Part 2: Pearson PTE.” PTE English Language Tests, https://www.pearsonpte.com/articles/speaking-self-improvement-part-2.
Nhóm Hỗ trợ Tiêu chuẩn. “Đạt điểm cao trong PTE Re-Tell Lecture: Mẹo bạn cần biết.” Giáo dục Tiêu chuẩn, Giải pháp Giáo dục Tiêu chuẩn, 10 Tháng Tám 2022, https://edubenchmark.com/blog/best-tips-to-score-high-in-pte-re-tell-lecture-edubenchmark-tips-tricks/.
“PTE Retell Lecture: Mẹo, Thủ thuật và Bài Tập Siêu Thực Hành: Hướng dẫn miễn phí.” Sure Way English, 7 Tháng Ba 2019, https://surewayenglish.com/pte-retell-lecture/.