Đối với các thí sinh, bất kể là mới với bài thi IELTS hay đã từng kinh qua nhiều trung tâm luyện thi, thì đều đã và đang gặp một vấn đề chung là chiến lược lên dàn bài hiệu quả cho bài thi IELTS Speaking Part 2. Thông thường, thí sinh sẽ cho rằng việc lên Từ Khóa (Key words) trong vòng 1 phút không quá khó, đặc biệt đối với những thí sinh có xuất phát điểm tốt hoặc có khả năng nói trôi chảy. Tuy vậy, nếu thí sinh không nắm được khía cạnh nào của bài nói Part 2 để tập trung vào thì thí sinh hoàn toàn có thể mất điểm một cách đáng tiếc.
Hiểu được vấn đề này, bài viết sẽ giải đáp toàn bộ những vấn đề trên. Từ việc lên chiến lược triển khai ý tưởng hiệu quả trong vòng 1 phút bằng cách áp dụng phương pháp 20/40, đến việc phân bổ thời gian trả lời từng câu hỏi. Ngoài ra, những phần giám khảo tập trung vào chấm điểm cũng sẽ được nêu rõ ở trong bài viết.
Key takeaways |
---|
1. Trong 1 phút đầu, thí sinh nên dành 20 giây để triển khai ý cho những câu hỏi phụ và 40 giây cho câu hỏi trọng tâm (câu hỏi cuối Cue Card). 2. Trong 2 phút trả lời, thí sinh chỉ nên dành tối đa 1 phút để trả lời cho những câu hỏi phụ và ít nhất 1 phút để giải thích chi tiết cho câu hỏi cuối (ví dụ: Why?). 3. Cuối cùng, thí sinh có thể kết hợp một cách chiến lược 1 câu hỏi phụ với câu hỏi chính để tiết kiệm thời gian, và tránh bị ngắt khi chưa hoàn thành câu trả lời. |
Phát triển ý tưởng IELTS Speaking Phần 2 bằng từ khóa trong 1 phút
Do đó, thí sinh nên tiết kiệm thời gian hết mức có thể bằng cách liệt kê những từ khóa mang nghĩa bao hàm và quan trọng mà trả lời trực tiếp cho những câu hỏi trên Cue card (phiếu câu hỏi Part 2). Ví dụ trong phiếu câu hỏi bên dưới, từng câu hỏi ở đây có thể được trả lời chỉ bằng 1 đến 2 từ khóa duy nhất.
Ví dụ đối với câu hỏi đầu tiên (Where?), thí sinh có thể liệt kê 1-2 từ khóa, một trong hai hoặc cả hai là từ vựng hiếm gặp, để có thể sử dụng tăng điểm cho câu trả lời.
Đối với câu hỏi “where?”, thí sinh sẽ lên 2 từ khóa “Da Nang” và “the heart of Vietnam” nghĩa là “Đà Nẵng” và “ở vị trí trung tâm của Việt Nam”, để trả lời cả về địa danh và vị trí địa lý. Ở đây, thí sinh có thể ăn điểm từ vựng thông qua cụm “the heart of Vietnam”, cũng là từ khóa bao hàm đầy đủ cho câu trả lời.
Việc lên từ khóa thông qua từ vựng hiếm gặp (band cao) cũng sẽ giúp thí sinh vận dụng tốt hơn khi trả lời. Bởi lẽ, áp lực trong phòng thi rất lớn và thí sinh sẽ dễ dàng sử dụng được những cụm từ ăn điểm này nếu đã liệt kê đầy đủ trong lúc triển khai ý tưởng.
Tiếp xúc với từ khóa của những chủ đề phổ biến và những từ khóa đa nghĩa
Tuy vậy, thí sinh cần làm quen với những chủ đề phổ biến trong bài thi IELTS Speaking Part 2, bao gồm Travelling, People, Food, Places, và Health để có thể chuẩn bị tốt những từ khóa ăn điểm và mang nghĩa bao hàm.
Cuối cùng, việc học và vận dụng tốt những từ vựng hoặc idiom ăn điểm sẽ dễ dàng hơn nếu thí sinh tập trung vào việc học những từ vựng band cao đa nghĩa. Thay vì tập trung vào học từ vựng của từng chủ đề, thí sinh nên học những từ vựng có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau nhưng vẫn giúp ăn điểm từ vựng tốt.
Ví dụ, idiom đa dạng như “when I was knee high to a grasshopper”, nghĩa là “Khi mình còn bé”, có thể sử dụng để trả lời bất kì câu hỏi nào về bản thân hoặc về ý kiến cá nhân, thay vì là cụm “bean counter” chỉ có thể sử dụng để nói về “Nhân viên kế toán”.
Tương tự với từ vựng, thí sinh có thể học những từ band cao đa nghĩa như “aficionado” để nói về sở thích chung hoặc việc mình (không) quan tâm đến một vấn đề nào đó. Ví dụ, “I am a shopping aficionado because it helps me relaxed.” để nói là “Tôi là một người đam mê mua sắm bởi vì điều đó giúp tôi thư giãn” hoặc “I am not a science aficionado so I don’t know much about this.” nghĩa là “Tôi không đam mê về khoa học nên tôi không biết nhiều về chủ đề này.” nếu thí sinh được đặt câu hỏi về science và không có nhiều kiến thức chuyên môn để trả lời.
Tóm lại, việc học từ vựng để lên từ khóa hiệu quả trong phòng thi cũng là một chiến lược mà bản thân thí sinh cần hiểu rõ để có thể tiết kiệm thời gian và ôn tập hiệu quả nhất. Thí sinh vẫn thể hiện tốt được việc sử dụng được từ vựng hay nhưng không cần phải học quá nhiều từ vựng chủ đề, đặc biệt với những thí sinh ôn luyện trong khoảng thời gian ngắn.
Câu hỏi cuối cùng của Cue Card (ví dụ: Tại sao?) là quan trọng nhất
Đa số các thí sinh đều gặp một lỗi rất phổ biến, đặc biệt với những thí sinh đã có khả năng phát triển ý tưởng bằng tiếng Anh tốt, đó chính là tập trung vào sai trọng tâm.
Ở đây, việc tập trung vào sai trọng tâm đơn giản có thể hiểu là thí sinh trả lời quá chi tiết cho những câu trả hỏi không quan trọng. Kết quả, câu hỏi quan trọng nhất và chiếm nhiều điểm nhất thường không được đầu tư hoặc không đủ thời gian để trả lời, dẫn đến việc mất điểm oan uổng hoặc điểm số không phản ảnh đúng được khả năng của bản than.
Ở đây, câu hỏi cuối cùng của Cue Card chính là câu hỏi quan trọng nhất và là khía cạnh mà thí sinh thí sinh nên khai thác hết mức để đạt điểm tối ưu cho phần thi Part 2.
Bởi lẽ, nhưng câu hỏi khác, nằm phía trên câu hỏi cuối, chỉ giúp xây dựng câu chuyện, thay vì tập trung vào việc giải thích và phát triển ý tưởng của thí sinh.
Vẫn sử dụng Cue Card ở ví dụ trên, những câu hỏi ở đây (Where?, Who?, và What?) chỉ mang tính chất liệt kê và kể chuyện thuần, thay vì thể hiện khả năng phát triển ý tưởng và suy luận của thí sinh (như khi trả lời câu hỏi Why?).
Đối với câu hỏi Why?, một câu trả lời hoàn chỉnh cần có 2 đến 3 ý tưởng chính, kèm theo lập luận chặt chẽ hoặc dẫn chứng và ví dụ cụ thể (để giải thích tại sao). Khi đó, khả năng hùng biện bằng tiếng Anh của thí sinh sẽ được thể hiện rõ, và giám khảo cũng sẽ có ý để chấm điểm.
Cách thực hiện trong IELTS Speaking Phần 2
Do đó, trong khoảng thời gian lên ý trong 1 phút đầu, thí sinh nên dành 20 giây để trả lời cho các câu hỏi phụ và 40 giây cho câu hỏi cuối. Vì vậy, việc lên ý tưởng bằng từ khóa sẽ giúp thí sinh đẩy nhanh tiến độ và lên ý một cách hiệu quả và tối ưu nhất.
Khi lên ý tưởng, thí sinh nên viết từ khóa xuống liên tục và hạn chế suy nghĩ quá nhiều. Thí sinh nên lưu ý rằng bản thân vẫn có thể thay đổi câu trả lời trong 2 phút tiếp theo, nhưng sẽ không thể phát triển câu trả lời nếu không có một dàn ý sẵn ở trên giấy.
Bên cạnh đó, thí sinh cần luyện tập thường xuyên ở nhà và tự bấm giờ để có thể cải thiện khả năng ứng biến này, đặc biệt trong phòng thi dưới một áp lực lớn, cả về thời gian lẫn tinh thần.
Cuối cùng, trong 2 phút trả lời tiếp theo, thí sinh nên dành 1 phút để trả lời những câu hỏi phụ và 1 phút (ít nhất) cho câu hỏi cuối (ví dụ: Why?). Việc tập trung quá 1 phút cho những câu hỏi phụ chỉ làm câu trả lời của thí sinh trở nên lang mang, mất trọng tâm và dễ lạc đề. Do đó, việc bó buộc vào khung thời gian nêu trên sẽ giúp thí sinh giảm thiểu rủi ro này và đạt được điểm cao nhất cho phần thi này.
Nếu thí sinh đã trả lời xong và vẫn chưa có dấu hiệu hết thời gian trả lời, thí sinh nên tiếp tục phát triển ý tưởng bằng những câu dẫn (ví dụ: Oh, I should not forget to mention that__) nghĩa là “Oh, Tôi không thể quên nhắc đến____”. Thí sinh cố gắng trả lời cho đến khi có hiệu lệnh hết giờ từ phía giám khảo để tránh việc ý tưởng yếu hoặc không đầy đủ.
Kết hợp các câu hỏi với nhau
Tuy nhiên, việc đo thời gian chính xác như vậy trong phòng thi vẫn là một thách thức lớn, đặc biệt đối với những thí sinh chưa có nhiều thời gian luyện tập. Do đó, một phương pháp khác giúp thí sinh đạt được mục tiêu phát triển câu hỏi trọng tâm (ví dụ, Why?) và tiết kiệm thời gian chính là việc kết hợp 1 câu hỏi phụ với câu hỏi chính.
Dựa trên ví dụ trên, câu hỏi “Why?” ở đây có thể kết hợp với câu hỏi “What you would do?” để trả lời cả hai câu hỏi một cách song song. Câu trả lời sẽ là “Dưới đây là một số hoạt động mà tôi tin rằng sẽ làm cho chuyến đi này thêm thú vị…. Đầu tiên,….. Thứ hai,…” tức là “Here are some activities that I believe will make this trip more enjoyable…. Firstly,….. Secondly,….”.
Do đó, trong 1 phút đầu tiên khi nhận Cue Card bất kỳ, thí sinh cần phải nhanh chóng nắm được nội dung chính của câu hỏi bằng cách đọc nhanh sơ qua. Sau đó, thí sinh ngay lập tức ghép một câu hỏi phụ bất kỳ mà có thể phát triển và phân tích sâu hơn, để kết hợp với câu hỏi chính (ví dụ, Why?) để trả lời hiệu quả. Việc này sẽ giúp tránh được rủi ro trả lời không kịp giờ hoặc chưa phân tích kĩ câu hỏi trọng tâm khi bị giám khảo ngắt.