Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ (tại Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), nhằm hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục tiêu điều tiết kinh tế tổng thể như kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bài viết này nhằm mục đích cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về khái niệm “Chính sách tiền tệ” và cách Ngân hàng Trung Ương thực hiện chính sách tiền tệ.
Vai trò của Ngân hàng Trung Ương và Ngân hàng thương mại:
1/ Vai trò của Ngân hàng Trung Ương:
- Là ngân hàng phát hành tiền dựa vào tình hình tài chính quốc gia
- Là ngân hàng giám đốc các ngân hàng thương mại và đại diện cho chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ.
- Là ngân hàng cung cấp vốn cuối cùng cho các ngân hàng thương mại.
2/ Vai trò của ngân hàng thương mại:
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ như cho vay và huy động vốn.
- Giữ gìn tiền mặt.
- Thực hiện chế tạo và hủy hoại tiền tệ qua các hoạt động cho vay.
Cung cấp tiền:
Là giá trị của tổng quỹ tiền mặt hiện có trong nền kinh tế để đáp ứng các nhu cầu thanh toán, bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các cơ chế tài chính khác…
1/. Tỷ lệ dự trữ của ngân hàng thương mại:
Tỷ lệ dự trữ là tỷ lệ được tách ra từ số tiền gửi vào các ngân hàng thương mại để hình thành quỹ dự trữ trong hệ thống ngân hàng. Trong đó, tỷ lệ dự trữ bao gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Trung Ương quy định để đảm bảo việc chi trả cho khách hàng trong các trường hợp cần thiết.
2/. Số tiền giao dịch:
Số tiền giao dịch (M) phản ánh số tiền giao dịch được tạo ra từ một đơn vị cơ sở tiền (H). Ở đây, cơ sở tiền là tổng số tiền mà Ngân hàng Trung Ương phát hành.
Ghi chú thêm, do có sự xuất hiện của các hoạt động cho vay và lãi suất tại các ngân hàng thương mại, số tiền giao dịch trong nền kinh tế sẽ lớn hơn số tiền mà Ngân hàng Trung Ương phát hành (Nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm ví dụ về vấn đề này với từ khóa “Minh hoạ chức năng tạo tiền của NHTM”).
M = KM x H
=> KM = M/H = (c+1)/(c+r)
Trong đó:
c (Tỷ lệ tiền mặt - tiền gửi): tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền gửi giao dịch vào ngân hàng
r (Tỷ lệ dự trữ): tỷ lệ dự trữ
Do 0
Nếu Ngân hàng Trung Ương muốn cung cấp một số tiền là M, thì chỉ cần phát hành một số tiền là H, với H Nhu cầu tiền là số tiền mà toàn bộ nền kinh tế cần để chi tiêu mua sắm, đáp ứng các nhu cầu dự phòng và đầu tư. Nhu cầu tiền bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: Thu nhập và Lãi suất. Thu nhập ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu tiền khi tăng, làm tăng nhu cầu mua sắm và dự phòng đầu tư. Ngược lại, lãi suất có tác động ngược với nhu cầu tiền; khi lãi suất tăng, chi phí lãi vay tăng làm giảm nhu cầu vay mượn tiền. Thị trường tiền tệ có xu hướng điều chỉnh về điểm cân bằng, nghĩa là Cung tiền = Nhu cầu tiền Khi cung tiền tăng, để đạt trạng thái cân bằng, lãi suất sẽ có xu hướng giảm để nhu cầu tiền tăng tương ứng. Khi cung tiền giảm, để đạt trạng thái cân bằng, lãi suất có xu hướng tăng để nhu cầu tiền giảm tương ứng. Để tăng cung tiền, Ngân hàng Trung Ương sẽ điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại, từ đó tiền sẽ lưu thông nhiều hơn và ngược lại. Công cụ này điều chỉnh mức lãi suất chiết khấu mà Ngân hàng Trung Ương áp dụng với các ngân hàng thương mại. Khi Ngân hàng Trung Ương tăng mức lãi suất chiết khấu, các ngân hàng thương mại sẽ tăng tỷ lệ dự trữ, từ đó làm giảm cung tiền trên thị trường. Ngân hàng Trung Ương thực hiện giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do. Thực hiện trực tiếp bơm tiền vào nền kinh tế khi mua chứng khoán và ngược lại. Đây là mức tối đa nợ mà Ngân hàng Nhà nước quy định các Ngân hàng thương mại phải tuân thủ khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Ngân hàng Trung Ương điều chỉnh giới hạn tín dụng tăng để tăng cung tiền; giảm giới hạn tín dụng để giảm cung tiền. Ngân hàng Trung Ương thực hiện gia tăng cung tiền vào nền kinh tế => Lãi suất giảm => Đầu tư tăng => Tổng cầu tăng => Thu nhập tăng Chính sách tiền tệ mở rộng thường được Ngân hàng Trung Ương thực hiện khi nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng để kích thích nền kinh tế phục hồi. Ngân hàng Trung Ương thực hiện giảm cung tiền vào nền kinh tế => Lãi suất tăng => Đầu tư giảm => Tổng cầu giảm => Thu nhập giảm Chính sách tiền tệ thu hẹp thường được Ngân hàng Trung Ương thực hiện khi nền kinh tế đang phát triển mạnh, lạm phát cao để làm giảm nhiệt nền kinh tế.Nhu cầu tiền:
Các công cụ chính để Ngân hàng Trung Ương điều tiết chính sách tiền tệ:
1/ Yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
2/ Quy định tỷ suất chiết khấu:
3/ Hoạt động thị trường tự do:
4/ Giới hạn tín dụng:
Tác động của chính sách tiền tệ
1/ Chính sách tiền tệ mở rộng:
2/ Chính sách tiền tệ thu hẹp: