Chủ đề "Education" (Giáo dục) đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, đây là một chủ đề nổi bật trong các kì thi. Trong các kỳ thi TOEIC, việc viết essay về chủ đề này không chỉ đòi hỏi sự chắc chắn về ngữ pháp và từ vựng mà còn yêu cầu khả năng phát triển ý và thuyết phục người đọc.
Key takeaways |
---|
Giới thiệu về chủ đề Education trong TOEIC Writing Opinion Essay
|
Giới thiệu chủ đề Giáo dục trong Bài Luận Ý Kiến TOEIC (Câu 8)
Một chơi xổ số tài liên quan đến chủ đề Giáo dục
Dưới đây là một chơi xổ số bài TOEIC Writing opinion essay topic Education tham khảo giúp người học hình dung cách ra đề và một số khía cạnh thường gặp trong chủ đề này.
Đề bài mẫu 1: Technology has transformed education in recent years. What are the benefits and challenges of incorporating digital tools in classrooms? Share your thoughts on the impact of online learning platforms on traditional teaching methods.
Đề bài mẫu 2: In today's multicultural world, some people believe that it is important for educational institutions to embrace multilingualism? What is your opinion on this?
Đề bài mẫu 3: The cost of education is a significant concern for many. Share your views on the accessibility of education based on financial factors. Discuss the impact of tuition fees on students' choices and the role of scholarships and financial aid.
Một số thách thức trong viết luận ý kiến TOEIC về chủ đề Giáo dục
Như một chơi xổ số bài mẫu đã liệt kê ở trên, một số vấn đề xoay quanh chủa đề Education mà người học cần quan tâm là:
Lợi ích và các khó khăn khi áp dụng công nghệ vào giáo dục
Sự cần thiết của việc học đa ngôn ngữ trong xã hội hiện nay
Khả năng tiếp cận giáo dục trên khía cạnh tài chính và vai trò của học bổng, trợ cấp học tập
Những từ vựng cần chú ý trong lĩnh vực Giáo dục
Tertiary education: giáo dục đại học
Career prospect: triển vọng nghề nghiệp
Theoretical: thuộc về lý thuyết
Nurture: nuôi dưỡng
Learner-oriented: hướng đề người học (lấy người học làm trọng tâm)
Become qualified employees: trở thành những nhân viên có trình độ chuyên môn
Make contributions to social progress: đóng góp cho sự phát triển xã hội
Morally sound values: giá trị tốt đẹp về đạo đức
Pedagogy: sư phạm
financial constraints: hạn chế về tài chính
Holistic education = well- rounded education: giáo dục toàn diện
Facilitate: tạo điều kiện, giúp cái gì đó xảy ra dễ dàng hơn
Experiential learning: học tập theo hướng trải nghiệm
Peer collaboration: sự hợp tác giữa bạn cùng trang lứa
Cross-cultural exchange: trao đổi đa văn hóa
pose a barrier to: đặt ra rào cản đối với
Graduate employability: khả năng có việc làm sau tốt nghiệp
Personalize: cá nhân hóa
Inclusive education: giáo dục hòa nhập (hướng tới bình đẳng, không loại trừ hay tước đi cơ hội của cá nhân nào)
Ý tưởng cho chủ đề Viết Luận Ý Kiến TOEIC về Giáo dục
Thách thức 1: Ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng công nghệ vào giáo dục
Lợi ích
Khó khăn
Not all students have equal access to technology, leading to disparities in learning opportunities. Students in economically disadvantaged areas may not have the same access to devices or reliable internet connections. (Không phải tất cả học sinh đều có cơ hội tiếp cận công nghệ như nhau, dẫn đến sự chênh lệch về cơ hội học tập. Học sinh ở những khu vực khó khăn về kinh tế có thể không có quyền truy cập như nhau vào các thiết bị hoặc kết nối internet đáng tin cậy.)
The presence of digital devices can lead to distractions and misuse during class. Students may use tablets or laptops for non-educational purposes, affecting their focus on the lesson. (Sự có mặt của các thiết bị kỹ thuật số có thể dẫn đến sự xao lãng và lạm dụng trong giờ học. Học sinh có thể sử dụng máy tính bảng hoặc máy tính xách tay không nhằm mục đích giáo dục, ảnh hưởng đến sự tập trung của các em vào bài học.)
Overusing digital tools may lead to a dependency that hinders critical thinking and problem-solving skills. (Việc lạm dụng các công cụ kỹ thuật số có thể dẫn đến sự phụ thuộc, cản trở khả năng tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề.)
Thách thức 2: Tầm quan trọng của việc học nhiều ngôn ngữ trong xã hội hiện nay
Cần thiết
Multilingual individuals have a competitive edge in the job market, especially in industries with a global presence. An employee fluent in many languages may have more opportunities in international business or diplomacy. (Các cá nhân biết nhiều ngôn ngữ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường việc làm, đặc biệt là trong các ngành có tính toàn cầu. Một nhân viên thông thạo nhiều ngôn ngữ có thể có nhiều cơ hội hơn trong kinh doanh quốc tế hoặc ngoại giao.)
Multilingualism prepares students to be global citizens who can navigate an interconnected world. A student fluent in multiple languages is better equipped to collaborate with peers from different clutures, fostering international cooperation. (Đa ngôn ngữ trang bị cho học sinh trở thành những công dân toàn cầu có thể định hướng trong một thế giới kết nối. Một học sinh thông thạo nhiều ngôn ngữ sẽ được trang bị tốt hơn để cộng tác với các bạn cùng lứa đến từ các nền văn hóa khác nhau, thúc đẩy hợp tác quốc tế.)
Không cần thiết
Multilingualism may require significant resources that could be allocated elsewhere. Investing in language programs might divert funds from essential subjects or extracurricular activities, impacting overall educational quality. (Đa ngôn ngữ có thể đòi hỏi nguồn lực lớn, cái mà có thể được phân bổ ở những khía cạnh khác. Đầu tư vào các chương trình ngôn ngữ có thể làm chuyển hướng kinh phí khỏi các môn học thiết yếu hoặc hoạt động ngoại khóa, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục tổng thể.)
Promoting multiple languages may lead to linguistic division or favoritism, as certain languages may be prioritized over others. If a school emphasizes European languages over Asian languages, it may unintentionally exclude students with different linguistic backgrounds. (Thúc đẩy nhiều ngôn ngữ có thể dẫn đến sự phân chia ngôn ngữ hoặc thiên vị vì một số ngôn ngữ có thể được ưu tiên hơn các ngôn ngữ khác. Nếu một trường học nhấn mạnh ngôn ngữ châu Âu hơn ngôn ngữ châu Á, trường đó có thể vô tình loại trừ những học sinh có nền tảng ngôn ngữ khác nhau.)
Thách thức 3: Khả năng tiếp cận giáo dục dựa trên yếu tố tài chính và vai trò của học bổng, trợ cấp học phí
Tài chính ảnh hưởng lên khả năng tiếp cận giáo dục
Exorbitant tuition fees can act as a barrier to pursuing higher education for many prospective students. Students from low-income backgrounds may opt for immediate employment or vocational training instead of pursuing a college degree. (Học phí quá cao có thể là rào cản theo đuổi con đường học vấn cao hơn đối với nhiều học sinh có triển vọng. Học sinh có hoàn cảnh thu nhập thấp có thể lựa chọn việc đi làm ngay hoặc đào tạo nghề thay vì theo đuổi bằng đại học.)
Students may select academic programs based on affordability, rather than pursuing their true interests. A student passionate about a science major might choose Humanities which normally charges lower tuition fees. (Học sinh có thể lựa chọn các chương trình học tập dựa trên khả năng chi trả thay vì theo đuổi sở thích thực sự của mình. Một sinh viên đam mê ngành khoa học có thể chọn chuyên ngành nhân văn, ngành thường có học phí thấp hơn.)
Tuition costs can impact students' decisions to study abroad, limiting the cultural and educational experiences they can access due to the high costs associated with international education. (Học phí có thể ảnh hưởng đến quyết định đi du học của học sinh, hạn chế những trải nghiệm văn hóa và giáo dục mà họ có thể tiếp cận vì chi phí cao liên quan đến giáo dục quốc tế.)
Vai trò của học bổng, trợ cấp học tập
Scholarships and grants encourage students from disadvantaged backgrounds to achieve their academic goals rather than wasting their potential. (Học bổng và trợ cấp khuyến khích học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt được mục tiêu học tập thay vì lãng phí tiềm năng của mình.)
Financial aid helps ensure equal educational opportunities for all students, fostering a highly educated workforce that contributes to the prosperity of the nation. (Hỗ trợ tài chính giúp đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng cho tất cả học sinh, thúc đẩy lực lượng lao động có trình độ học vấn cao góp phần vào sự thịnh vượng của quốc gia.)
Nhằm giúp học viên phát triển thêm về kỹ năng Writing trong bài thi TOEIC. Mytour Academy cung cấp khoá học luyện thi TOEIC Speaking & Writing - dành cho học viên đã có nền tảng từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh căn bản.
Áp dụng vào bài viết luận ý kiến TOEIC về chủ đề Giáo dục
Phân tích đề bài
Topic: Education
Sub-topic: Financial factors and education
Keywords: cost of education, accessibility, students’ choice, scholarships and financial aid
Hướng dẫn tiếp cận: Với đề bài nay, thí sinh triển khai yếu tố tài chính ảnh hưởng như thế nào lên khả năng tiếp cận giáo dục của người học và nêu ra các lợi ích mà học bổng, trợ cấp mang lại để giúp người học giải quyết khó khăn.
Dàn bài gợi ý
Người học có thể tham khảo các ý tưởng trong “Vấn đề 3: Khả năng tiếp cận giáo dục trên khía cạnh tài chính và vai trò của học bổng, trợ cấp học tập” ở mục Ideas for TOEIC Writing Opinion Essay Topic Education
Introduction:
Paraphrase lại đề bài
Thesis statement: Đưa ra quan điểm trực tiếp của người viết cho vấn đề
Body 1:
Topic Sentence: Học phí cao có thể là rào cản để theo đuổi giáo dục đối với nhiều học sinh có triển vọng
Main idea 1: học sinh có hoàn cảnh khó khăn không đi học đại học mà chọn học nghề, đi làm sau tốt nghiệp cấp 3
Main idea 2: học sinh chọn ngành học không đúng sở thích vì lý do tài chính. Ví dụ: học sinh thích ngành khoa học nhưng chọn ngành nhân văn vì học phí thấp hơn
Main idea 3: Học sinh không có cơ hội đi du học, dẫn đến thiếu mất cơ hội tiếp cận các văn hóa khác
Body 2:
Topic Sentence: học bổng và hỗ trợ tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận giáo dục.
Main idea 1: khuyến khích học sinh có hoàn cảnh khó khăn theo đuổi mục tiêu học tập và tránh lãng phí tiềm năng
Main idea 2: đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi người, đặt nền tảng cho lực lượng lao động có trình độ học vấn cao góp phần vào sự thịnh vượng của quốc gia.
Conclusion:
Tổng kết lại các ý và khẳng định quan điểm của người viết
Bài mẫu
The soaring cost of education has emerged as a pressing concern, posing a significant barrier to the accessibility of education for many individuals. In my opinion, although the financial factor can alter the choices students make regarding their academic paths, scholarships and financial aid have a role to play in mitigating the challenges.
High tuition fees can act as a barrier to pursuing education for many prospective students. Instead of embarking on a journey of higher education, students from low-income backgrounds may opt for immediate employment or vocational training as more financially viable options. Moreover, students find themselves navigating towards academic programs not aligned with their true interests but chosen based on affordability. For example, students passionate about a science major might reluctantly opt for Humanities which normally charges lower tuition fees, sacrificing their interests due to financial constraints. Furthermore, high expenses hinder students' decisions to study abroad, depriving them of valuable cultural and educational experiences. The inability to access international education denies students the enriching global perspectives that come with cross-cultural learning.
In response to these challenges, scholarships and financial aid assume a critical role in fostering educational accessibility. Scholarships and grants from governments and educational institutions encourage students from disadvantaged backgrounds to pursue their academic goals and prevent wasting their potential. In addition, financial aid, through various programs, ensures that educational opportunities remain equal for all, laying the foundation for a highly educated workforce that contributes to the prosperity of the nation.
In conclusion, the financial factor significantly influences the accessibility of learning. Exorbitant tuition fees shape students' choices and limit their academic pursuits. However, the indispensable role played by scholarships and financial aid becomes evident in breaking down these barriers, ensuring that education remains a important force accessible to all, regardless of financial backgrounds.
Từ vựng cần ghi chú:
pose a significant barrier to: đặt ra một rào cản lớn đối với
prospective students: những học sinh có triển vọng
immediate employment: đi làm ngay sau tốt nghiệp phổ thông
vocational training: đào tạo nghề
financial constraints: khó khăn về tài chính
deprive of: tước đi, lấy đi
cross-cultural learning: học tập đa văn hóa
lay a foundation for: đặt nền tảng cho
Bản dịch:
Sự gia tăng đáng kể về chi phí giáo dục đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại, tạo ra một rào cản lớn đối với khả năng tiếp cận giáo dục của nhiều người. Theo ý kiến của tôi, mặc dù yếu tố tài chính có thể thay đổi các lựa chọn mà sinh viên đưa ra về định hướng học tập của mình, nhưng học bổng và hỗ trợ tài chính đều đóng một vai trò trong việc giảm nhẹ những thách thức này.
Học phí cao có thể là một rào cản đối với việc theo đuổi giáo dục của nhiều sinh viên tiềm năng. Thay vì bắt đầu một hành trình học cao học, sinh viên từ các gia đình thu nhập thấp có thể chọn đi làm việc ngay lập tức hoặc đào tạo nghề như là những lựa chọn phù hợp với khả dụng hơn. Hơn nữa, sinh viên thường phải lựa chọn các chương trình học không phản ánh đúng sở thích thực sự của họ mà được chọn dựa trên khả năng chi trả. Ví dụ, sinh viên nhiệt huyết với ngành khoa học có thể chọn học ngành Nhân văn, ngành thường có học phí thấp hơn, hy sinh sở thích của họ do ràng buộc tài chính. Hơn nữa, chi phí cao cản trở quyết định đi du học của sinh viên, mất đi cơ hội trải nghiệm văn hóa và giáo dục quý báu của họ. Khả năng không tiếp cận giáo dục quốc tế cản trở sinh viên khỏi những góc nhìn toàn cầu phong phú, cái đi kèm việc học hỏi văn hóa.
Để đối mặt với những thách thức này, học bổng và hỗ trợ tài chính đảm nhận một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng tiếp cận giáo dục. Học bổng và tài trợ từ chính phủ và các tổ chức giáo dục khuyến khích sinh viên từ các hoàn cảnh khó khăn theo đuổi mục tiêu học vấn của mình và ngăn chặn sự lãng phí tiềm năng của họ. Ngoài ra, hỗ trợ tài chính, thông qua các chương trình đa dạng, đảm bảo rằng các cơ hội giáo dục duy trì sự bình đẳng cho tất cả, đặt nền tảng cho một lực lượng lao động có trình độ học vấn cao, đóng góp vào sự phồn thịnh của quốc gia.
Summing up, financial factors significantly impact access to education. High tuition fees shape students' choices and limit their pursuit of education. However, the indispensable role of scholarships and financial aid becomes evident in breaking down these barriers, ensuring that education remains a vital force accessible to all, regardless of financial circumstances.
Tổng kết
References:
Kenny, Kirk. Marvellous Techniques for IELTS Writing. Beijing Language and Culture UP, 2014.