Sự phát triển của nền kinh tế thông thường trải qua nhiều giai đoạn với sự biến động không ngừng. Một nền kinh tế điển hình thường không duy trì thời gian ổn định quá lâu mà sẽ có các thay đổi và sự thăng trầm nhất định. Những biến động lên xuống của nền kinh tế tạo nên chu kỳ kinh tế. Việc hiểu về chu kỳ kinh tế sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá, nhận định được cơ hội tăng lợi nhuận từ giao dịch chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về khái niệm, ảnh hưởng và các giai đoạn của chu kỳ kinh tế.
Chu kỳ kinh tế là gì?
Chu kỳ kinh tế còn được gọi là chu kỳ kinh doanh, trong tiếng Anh là business cycle hoặc economic cycle, trade cycle.
Chu kỳ kinh tế là một hình thái dao động thường thấy trong hoạt động kinh tế tổng hợp của một hay nhiều quốc gia, được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế. Nói cách khác, chu kỳ kinh tế là những biến động có tính chu kỳ của một nền kinh tế
Một chu kỳ kinh tế gồm các quá trình mở rộng sản xuất xảy ra gần như đồng thời trong nhiều hoạt động kinh tế, tiếp đó là các giai đoạn suy giảm, thu hẹp và phục hồi, liên quan đến chu kỳ mở rộng tiếp theo. Quá trình này diễn ra liên tục nhưng có thời gian ngắn khác nhau từ một năm đến 10 hoặc 12 năm.
Bên cạnh đó, còn quan niệm gắn chu kỳ kinh doanh với vòng quay tiền tệ. Theo đó, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khoảng thời gian từ khi xuất tiền mua nguồn lực ngắn hạn (nguyên vật liệu, nhiên liệu,...) để sản xuất đến khi sản phẩm được hoàn thành, bán ra và thu tiền về. Khái niệm này được áp dụng phổ biến trong các tính toán kế hoạch và chi phí kinh doanh.
Nguyên nhân xuất hiện chu kỳ kinh tế
Theo Sismondi (một nhà kinh tế học nổi tiếng người Thụy Sĩ), chu kỳ kinh tế là hậu quả tự nhiên của các yếu tố thị trường như: Tiêu thụ thấp, sản xuất thặng dư.
Các nhà kinh tế theo quan điểm tiền tệ quan trọng rằng sự thay đổi trong cung cấp tiền tệ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến động trong hoạt động kinh tế. Họ khuyên chính phủ nên áp dụng nguyên tắc tăng cung cấp tiền tệ theo một tỷ lệ cố định, phù hợp với tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng sản lượng trong nước (GDP). Nguyên tắc này được gọi là Quy tắc Friedman.
Theo quan điểm truyền thống, chu kỳ kinh tế là kết quả của các yếu tố bên ngoài tác động như: Dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai…
Ví dụ:
Kinh tế phát triển dẫn đến việc doanh nghiệp tăng lương cho nhân viên. Lúc này, người lao động có nhiều tiền để chi tiêu, dẫn đến sự tăng trưởng sản xuất hàng hóa để đáp ứng nhu cầu.
Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô, tạo nên sự cạnh tranh giữa các công ty trên thị trường.
Hậu quả sẽ là sản xuất hàng hóa dư thừa, buộc các doanh nghiệp phải giảm giá để kích thích tiêu dùng. Hệ quả là lợi nhuận kinh doanh giảm, các công ty cắt giảm lương, giảm số lao động và kết quả cuối cùng là suy thoái kinh tế.
Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế
Một chu kỳ diễn ra qua 3 giai đoạn: suy thoái, phục hồi và phát triển.
Thời kỳ suy thoái (recession)
Là giai đoạn khi tổng cầu giảm nhanh trong khi sản lượng rất thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao
Thời kỳ phục hồi (recovery)
Ở giai đoạn này, tổng cầu tăng nhanh đi đôi với sự gia tăng đáng kể của sản lượng và giảm tỷ lệ thất nghiệp
Thời kỳ bùng nổ kinh tế (expansion)
Đây là thời điểm tổng cầu vượt quá sản lượng tiềm năng và tiếp tục gia tăng, giá cả cũng tăng do có tình trạng dư cầu
Thời kỳ suy giảm (depression)
Vào thời điểm này, ban đầu tổng cầu, sản lượng và việc làm chỉ giảm ở mức độ nhỏ, nhưng khi tổng cầu tiếp tục suy giảm, sản lượng giảm mạnh và thất nghiệp tăng, thời kỳ suy thoái bắt đầu.
Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế
Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế dễ nhận thấy nhất là ở giai đoạn suy thoái. Khi xảy ra suy thoái, các hoạt động kinh tế bị đình trệ rõ rệt, sản lượng sản xuất giảm. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn suy thoái kinh tế cũng cao hơn so với bình thường. Có thể nói, giai đoạn suy thoái mang đến các ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh tế.
Ngược lại, giai đoạn phục hồi mang đến các ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế. Sản lượng sản xuất tăng cao, các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động. Trên thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn phục hồi giảm xuống do nhu cầu về nhân lực trong các doanh nghiệp tăng cao. Thu nhập và chi tiêu của người lao động lúc này cũng được cải thiện tích cực.
Cụ thể:
- Giai đoạn suy thoái kinh tế: Các hoạt động kinh tế như (đầu tư, sản xuất, nhu cầu tiêu dùng, chi tiêu của người dân…) đều giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến GDP của quốc gia, có chiều hướng giảm mạnh.
- Giai đoạn phục hồi của chu kỳ kinh tế: Lúc này, nhu cầu tiêu dùng bắt đầu tăng chậm trở lại. Hoạt động đầu tư, sản xuất, lãi suất cũng tăng trở lại nhưng tốc độ khá chậm. Điều này sẽ thúc đẩy sự gia tăng của giá trị hàng hóa dịch vụ, giúp giá trị GDP tăng nhẹ.
- Giai đoạn thịnh vượng của chu kỳ kinh tế: Biểu hiện tăng lương, giảm tỷ lệ thất nghiệp, doanh nghiệp tuyển dụng thêm nhiều nhân sự để gia tăng sản xuất. Điều này sẽ tác động đến hoạt động chi tiêu, nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng mạnh, kéo theo sự tăng trưởng mạnh của GDP.
Chu kỳ kinh tế từng giai đoạn đều có những biểu hiện và tác động nhất định lên hoạt động sản xuất, nhu cầu tiêu dùng của người dân. Từ đó, GDP của quốc gia cũng tăng trưởng hoặc giảm mạnh theo chu kỳ kinh tế, phản ánh sức khỏe của nền kinh tế đó.
Chu kỳ kinh tế Việt Nam
Tại Việt Nam, khủng hoảng kinh tế được xác định với chu kỳ 10 năm 1 lần. Hiện tượng suy thoái kinh tế ở nước ta xảy ra vào những năm cuối của thập kỷ. Tuy nhiên, đây là sự kiện suy thoái kinh tế bất ngờ. Chu kỳ kinh tế Việt Nam bắt đầu từ sự phấn khích và tâm lý đám đông, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị GDP.
Hai chu kỳ kinh tế Việt Nam được đề cập nhiều nhất bao gồm năm 1997 và 2008. Đây là hai thời điểm suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất mà đất nước chúng ta từng phải đối mặt với tác động từ thị trường tài chính. Cuộc khủng hoảng này xảy ra khi nền kinh tế Việt Nam còn yếu, không có đủ sức mạnh để chống lại những ảnh hưởng từ bên ngoài.
Chu kỳ kinh tế gần đây nhất bắt đầu từ năm 2019 đến 2021. Hiện nay vào năm 2022, nền kinh tế của chúng ta đang trong giai đoạn phục hồi, GDP tăng trưởng trở lại và lạm phát được kiểm soát tốt.
Chiến lược đầu tư theo chu kỳ kinh tế
Chu kỳ khủng hoảng kinh tế kéo dài 10 năm thường bắt đầu bằng cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ. Mặc dù khủng hoảng kinh tế là nỗi ám ảnh của xã hội, nhưng cũng có rất nhiều người đã trở thành tỷ phú nhờ vào việc đầu tư thông minh.
Một số chiến lược đầu tư dưới đây sẽ giúp các nhà đầu tư bảo vệ tài sản hiện có và gia tăng lợi nhuận trong từng chu kỳ kinh tế.
- Đầu tư vàng: Vàng luôn là tài sản có tính thanh khoản cao và an toàn nhất dù cho có biến động lịch sử như thế nào. Cách đầu tư vàng để sinh lời có phải là sự lựa chọn tốt nhất?
- Đầu tư vào bất động sản: Đầu tư vào bất động sản luôn là một kênh đầu tư an toàn và thông minh nhất. Tuy nhiên, nhà đầu tư nên khôn ngoan chọn loại bất động sản phù hợp với từng giai đoạn thị trường.
- Tham gia bảo hiểm nhân thọ và đầu tư tài chính: Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, bảo hiểm nhân thọ luôn được ưu tiên.
- Đầu tư vào cổ phiếu an toàn: Đầu tư vào cổ phiếu giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro mất giá và mang lại lợi tức hàng tháng.
- Top 5 kênh đầu tư sinh lời hiệu quả năm 2023
- Top các chỉ số cơ bản trong thị trường chứng khoán mà mọi nhà đầu tư cần nắm rõ
Đầu tư chứng khoán theo chu kỳ kinh tế
Dựa trên chu kỳ kinh tế, nhà đầu tư sẽ có nhận định và chiến lược đầu tư chứng khoán phù hợp. Dưới đây là một số kinh nghiệm và thông tin quan trọng để đầu tư chứng khoán theo chu kỳ kinh tế hiệu quả.
Mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế
Thị trường chứng khoán phản ánh kỳ vọng về tương lai của doanh nghiệp và nền kinh tế. Biểu đồ chu kỳ kinh tế và thị trường chứng khoán có sự tương đồng. Tuy nhiên, biểu đồ chứng khoán thường đi trước so với chu kỳ kinh tế của một quốc gia.
Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn suy thoái, thị trường chứng khoán đã đạt đáy. Khi nền kinh tế đạt đáy, thị trường chứng khoán thường có những dấu hiệu hồi phục và tăng nhẹ. Giá trị thị trường chứng khoán tăng mạnh nhất khi nền kinh tế vào giai đoạn phục hồi. Cuối cùng, khi nền kinh tế đạt tăng trưởng mạnh nhất, thị trường chứng khoán lại có thể suy thoái và đi xuống.
Dựa trên mối liên hệ chặt chẽ giữa thị trường chứng khoán và chu kỳ kinh tế, nhà đầu tư có thể xác định thời điểm mua bán hợp lý nhất. Dự đoán sự tăng giá của các cổ phiếu để có lựa chọn đầu tư thích hợp.
Lựa chọn ngành cổ phiếu đầu tư theo chu kỳ kinh tế
Dựa trên chu kỳ kinh tế và các chính sách hỗ trợ của nhà nước, một số ngành sẽ có sự phát triển nổi bật. Nhà đầu tư cần phân tích đặc điểm từng ngành theo chu kỳ kinh tế để lựa chọn giải pháp thích hợp.
- Trong giai đoạn đáy của chu kỳ kinh tế, các ngành như Tài chính, Ngân hàng, Vận chuyển logistics thường được hỗ trợ tài chính để phục hồi. Nhu cầu kinh tế phục hồi thúc đẩy sự tăng trưởng của lĩnh vực logistics. Đây là thời điểm lựa chọn các cổ phiếu bluechip trong lĩnh vực này có lợi cho nhà đầu tư.
- Trong giai đoạn phục hồi, các ngành như Công nghiệp, Công nghệ, Xây dựng, Cung cấp vật liệu là lựa chọn lý tưởng cho đầu tư. Các ngành này bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng và cơ hội sinh lời hấp dẫn.
- Trong giai đoạn đỉnh: Các ngành như Tiêu dùng, Trang sức, Kim loại, Năng lượng, Y tế, Du lịch có tốc độ tăng trưởng mạnh do nhu cầu tiêu dùng gia tăng.
- Trong giai đoạn suy thoái kinh tế: Hầu hết các lĩnh vực không có lợi cho đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành hưởng lợi từ suy thoái kinh tế như Bất động sản, Ngân hàng. Nhà đầu tư có thể phân tích để chọn lựa mã chứng khoán phù hợp.
TỔNG KẾT
Chu kỳ kinh tế là một yếu tố quan trọng trong mọi nền kinh tế. Các giai đoạn của chu kỳ thể hiện rõ sự khác biệt và phản ánh mối quan hệ cung cầu trên thị trường. Bài viết hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh tế và đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế.