Hệ đếm |
---|
Hệ đếm Hindu - Ả Rập |
|
Đông Á |
|
Chữ cái |
|
Trước đây |
|
Cơ số |
|
Non-standard positional numeral systems |
|
Danh sách hệ đếm |
Chữ số Trung Quốc là các ký tự Hán dùng để biểu thị số trong tiếng Trung. Hiện tại, người sử dụng tiếng Trung quen thuộc với ba hệ thống chữ số: hệ chữ số Hindu–Ả Rập phổ biến và hai hệ chữ số cổ của Trung Quốc. Hệ thống hoa mã (Tiếng Trung: 码花系统; bính âm: Mǎ huā xìtǒng) đang dần được thay thế bởi hệ chữ số Hindu–Ả Rập trong việc viết số. Mặc dù chữ số Trung Quốc vẫn được dùng để viết số, hệ chữ số Hindu–Ả Rập hiện nay phổ biến hơn tại Trung Quốc.
Chữ hoa mã là dạng duy nhất còn lại của hệ thống gậy toán thuật (counting rods hay rod numeral) và hiện chỉ được sử dụng tại một số chợ ở Trung Quốc (như ở Hồng Kông). Hệ chữ số này vẫn được dùng khi viết số đầy đủ, ví dụ trên séc, vì các ký tự này phức tạp hơn và khó bị giả mạo.
Bảng chữ số Trung Quốc
Có 10 ký tự đại diện cho các số từ 0 đến 9, và những ký tự khác đại diện cho các số lớn hơn như chục, trăm, ngàn, v.v. Có hai bộ chữ số Trung Quốc: một bộ dùng thường xuyên và một bộ dành cho buôn bán và tài chính, gọi là đại tả (phồn thể: 大寫; giản thể: 大写). Bộ chữ số thứ hai được sử dụng vì chúng có cấu trúc hình học đơn giản hơn, giúp chống giả mạo tốt hơn so với chữ số từ trong tiếng Việt.
Bính âm | Buôn bán | Thường dùng | Hán Việt | Giá trị | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
líng | 零 | 〇 | linh | 0 | 〇 là "ăn theo" số 0 của chữ số Ả rập, trước kia nó không tồn tại trong bộ chữ Hán. 零 (linh) nghĩa gốc là "lẻ".
〇 là một cách để biểu thị số 0 không chính thức, nhưng chữ 零 thì thường được dùng nhiều hơn, đặc biệt là trong trường học. Ví dụ: 一零二: Nhất linh nhị nghĩa là Một trăm linh (lẻ) hai (102). |
yī | 壹 | 一 | nhất | 1 | Cũng là 弌 (C) 么(P) hoặc 幺(G) yāo khi dùng để ghi số điện thoại. |
èr | 貳/贰 | 二 | nhị | 2 | Cũng là 弍 (C) Cũng là 兩(P) hay 两(G) liǎng (Hán-Việt: "lưỡng") khi dùng cho số đếm. |
sān | 叄/叁 | 三 | tam | 3 | Cũng như 弎 (C) Cũng như 參(P) hoặc 参(G) sān. |
sì | 肆 | 四 | tứ | 4 | |
wǔ | 伍 | 五 | ngũ | 5 | |
liù | 陸/陆 | 六 | lục | 6 | |
qī | 柒 | 七 | thất | 7 | |
bā | 捌 | 八 | bát | 8 | |
jiǔ | 玖 | 九 | cửu | 9 | |
shí | 拾 | 十 | thập | 10 | Cũng có một ít người sử dụng chữ 什. Nó không được chấp nhận vì dễ nhầm lẫn với 伍. |
niàn | 念/貳拾 | 廿/卄 | niệm | 20 | 卄 hiếm khi được sử dụng. Cả hai đều được dùng trên lịch (nhưng 二十 được dùng nhiều hơn). |
sà | 叄拾 | 卅 | tạp | 30 | 卅 hiếm khi được dùng 三十 thường được sử dụng trên lịch. |
xì | 肆拾 | 卌 | tấp | 40 | 卌 hiếm khi được sử dụng (四十 được dùng). |
bǎi | 佰 | 百 | bách | 100 | |
qiān | 仟 | 千 | thiên | 1.000 | |
wàn | 萬 | 萬/万 | vạn | 10 | |
yì | 億 | 億/亿 | ức | 10 | Cũng được sử dụng như giá trị 10 |
zhào | 兆 | triệu | 10 | Cách sử dụng nó bị nghi ngờ, đang được thảo luận. | |
jīng | 京 | kinh | 10 | Cũng được sử dụng như các giá trị 10, 10. Cũng là chữ 經(P) hoặc 经(G) jīng. | |
gāi | 垓 | cai | 10 | Cũng được sử dụng như các giá trị 10, 10, 10 | |
zǐ | 秭 | tỉ | 10 | Cũng được sử dụng như các giá trị 10, 10, 10.
Cũng như 杼 zhù. | |
ráng | 穰 | nhưỡng | 10 | Cũng được sử dụng như các giá trị 10, 10, 10.
Cũng như 壤 nhưỡng. | |
gōu | 溝(P) / 沟(G) | câu | 10 | Cũng được sử dụng như các giá trị 10, 10, 10. | |
jiàn | 澗(P) / 涧(G) | giản | 10 | Cũng được sử dụng như các giá trị 10, 10, 10. | |
zhèng | 正 | chính | 10 | Cũng được sử dụng như các giá trị 10, 10, 10. | |
zài | 載 / 载 | tải | 10 | Cũng được sử dụng như các giá trị 10, 10, 10. | |
jí | 極 / 极 | cực | 10 | ||
hénghéshā | 恒河沙 | Hằng hà sa | 10 | Có nghĩa là "Cát của sông Hằng", có thể gọi là "Hằng hà sa số" và xuất hiện trong kinh Phật; được dùng để chỉ số hạt cát của sông Hằng (kinh Phật) và để chỉ "vô số" (thường dùng ngoài đời). | |
āsēngqí | 阿僧祇 | a tăng kỳ | 10 | Phiên âm gốc từ tiếng Phạn: असंख्येय asaṃkhyeya | |
nàyóutā | 那由他 | na do tha | 10 | Phiên âm gốc từ tiếng Phạn: नयुतः nayutaḥ | |
bùkěsīyì | 不可思議 | bất khả tư nghị | 10 | Thường được dịch thành "không thể đo lường được" (cùng nghĩa: "bất khả trắc lượng") hoặc "không thể tưởng tượng được". | |
wúliàngdàshù | 無量大數 | vô lượng đại số | 10 | Tương tự như "số dương/âm vô cực" trong tiếng Việt |