Chùa Kiến Sơ, nơi có nguồn gốc từ Thiền phái Vô Ngôn Thông, đã tồn tại từ xa xưa ở xã Phù Đổng. Du khách và Phật tử từ mọi nơi khi đến Hà Nội thường không quên ghé thăm, tìm hiểu về chùa này.
Chùa Kiến Sơ được biết đến là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Thủ đô. Với kiến trúc cổ kính, chùa nằm yên bình trong làng Phù Đổng. Nếu bạn có cơ hội đến thăm du lịch Hà Nội, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm nơi này!
1. Tổng quan về Chùa Kiến Sơ
- Địa chỉ: xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Chùa Kiến Sơ tọa lạc tại khu di tích Phù Đổng, gần đền Phù Đổng, thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là ngôi chùa cổ nổi tiếng của Việt Nam. Chùa được thành lập vào đầu thế kỷ thứ IX bởi Thiền sư Cảm Thành, cũng là nguồn gốc của Thiền phái Vô Ngôn Thông. Nơi đây từng là nơi tu hành của nhiều danh tăng như các Thiền sư Vô Ngôn Thông, Đa Bảo, Ni sư Diệu Nhân…
Chùa Kiến Sơ đã được công nhận là di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật quốc gia vào ngày 21/2/1975. Ngày nay, chùa là điểm du lịch tâm linh gần Hà Nội nổi tiếng, thu hút nhiều du khách và Phật tử khắp nơi đến thăm, chiêm bái.
Chùa Kiến Sơ nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km về phía Đông Bắc. Để đến chùa, bạn có thể đi qua cầu Chương Dương, cầu Chui, cầu Đuống, sau đó rẽ phải, đi theo bờ sông Đuống khoảng 5km là đến chùa.
2. Hành trình lịch sử của Chùa Kiến Sơ ở Phù Đổng
Chùa Kiến Sơ được xây dựng từ rất sớm (trước năm 820) bởi thiền sư Cảm Thành sau khi đạo Phật được truyền vào nước ta tại trung tâm Luy Lâu (làng Dâu – Bắc Ninh). Vào năm 820, Thiền sư Vô Ngôn Thông từ Quảng Châu, Trung Quốc sang nước ta. Ông được Thiền sư Cảm Thành tôn làm thầy và mời ở lại chùa. Từ đó, chùa Kiến Sơ trở thành trung tâm tu hành của Thiền phái Vô Ngôn Thông.
Sau nhiều lần trùng tu, chùa vẫn giữ được vẻ cổ kính. Chùa Kiến Sơ là điểm đến của nhiều Phật tử và du khách muốn tham quan, chiêm bái.
3. Đặc điểm kiến trúc ấn tượng của Chùa Kiến Sơ ở Gia Lâm
3.1. Tổng quan về kiến trúc của chùa
Ngày nay, kiến trúc của chùa Kiến Sơ vẫn được coi là bề thế. Chùa mang vẻ đẹp cổ kính và yên bình. Cổng tam quan nằm ngang hàng với cổng đền Phù Đổng và bao gồm 5 gian chồng diêm 2 tầng. Kiến trúc chính của chùa tuân theo phong cách nội công ngoại quốc, tương tự như nhiều ngôi chùa cổ ở Bắc Bộ. Trước tiền đường, bên trái có một chiếc khánh đá cổ, đã tồn tại ít nhất 400 năm.
3.2. Khám phá động liên hoàn Cửu Long
Khi đến thăm chùa Kiến Sơ, nhiều du khách và Phật tử không khỏi ngạc nhiên trước tòa động liên hoàn bằng đất thó cổ xưa, có kích thước lớn nhất Việt Nam với tuổi đời hơn 200 năm. Động Cửu Long nhân tạo này có chiều dài 8m, cao 3m, dày 2m và bao gồm 5 tòa động liên hoàn.
Hai bên của động liên hoàn Cửu Long có động Tây Du Ký tái hiện cảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh và động tội tái hiện tích cảnh Mục Kiền Liên chứng kiến mẹ bị hành hạ dưới địa ngục. Ba tòa động chính có vòm với hình ảnh mây, rồng xoắn xuýt. Trên mây là các chư Phật, Bồ tát, A Di Đà, thần tướng. Phần trung tâm của động bên trái có hình ảnh Ngài Đạt Ma cầm hài và ở tòa động bên phải là hình ảnh Quán Âm quá hải ngự trên đầu rồng.
4. Khám phá hệ thống tượng cổ ấn tượng tại chùa Kiến Sơ
Chùa Kiến Sơ lưu giữ hệ thống tượng Phật cổ phong phú, được bài trí thành 7 lớp. Trong chánh điện là bộ tượng Tam thế Phật niên đại thế kỷ XVII, làm từ đất thó, sơn son thếp vàng.
Phía trước bộ Tam Thế là Phật điện gồm 6 lớp: hàng thứ nhất có tượng A Di Đà, hàng thứ hai có 5 pho tượng; hàng thứ ba có tượng Quan Âm Nam Hải, hàng thứ tư có tượng Đức Thích Ca, hàng thứ năm có tượng Ngọc Hoàng và hàng thứ sáu là tòa Cửu Long. Trong Thượng điện có thờ tượng vua Lý Công Uẩn và mẫu thân, tượng Thiền sư Vô Ngôn Thông, tượng Lý Thái Tổ.
5. Kinh nghiệm lễ hội tại chùa Kiến Sơ Gia Lâm Hà Nội
Để trải nghiệm hành trình tham quan và chiêm bái chùa Kiến Sơ một cách đầy đủ, bạn có thể lưu ý những kinh nghiệm sau:
- Chuẩn bị đồ lễ dâng hương: không cần phải sắm sửa mâm cao cỗ đầy, chỉ cần có lòng thành. Đồ lễ nên là đồ chay như trái cây, trầu cau, xôi chè, hoa hương... Cấm cúng đồ mặn, rượu, thịt.
- Chú ý ăn mặc trang trọng, lịch sự: tránh mặc đồ ngắn, quá hở khi đến chốn linh thiêng.
- Di chuyển nhẹ nhàng, nói nhỏ giọng: tránh làm ồn, làm phiền người đi lễ, cúng bái.
- Giữ gìn vệ sinh: không vứt rác bừa bãi trong khuôn viên chùa.
6. Các điểm thăm quan tâm linh gần chùa Kiến Sơ
Khi bạn thăm chùa Kiến Sơ ở Gia Lâm, Hà Nội, bạn có thể ghé thăm một số địa điểm du lịch tâm linh gần đó như sau:
- Đền Gióng: Còn được gọi là đền Phù Đổng, nằm cách chùa Kiến Sơ khoảng 450m. Đền này nổi tiếng với kiến trúc xưa độc đáo và các di vật lịch sử, nghệ thuật cao cấp.
- Chùa Nành: Cách chùa Kiến Sơ khoảng 4,3km, nơi này được mệnh danh là một bảo tàng điêu khắc quý giá với giá trị văn hoá đặc biệt của Thủ đô.
- Chùa Hiển Quang: Nằm cách chùa Kiến Sơ 4,5km, là một trong những ngôi chùa cổ thu hút nhiều du khách và Phật tử thập phương tới thăm quan, chiêm bái.
Bài viết đã chia sẻ thông tin về chùa Kiến Sơ - một ngôi chùa cổ có niên đại hơn 1.000 năm tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Với không gian yên bình và kiến trúc độc đáo, chùa này thu hút du khách và Phật tử từ khắp nơi đến thăm quan và chiêm bái. Nếu bạn có dịp đến Thủ đô, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé thăm điểm đến tâm linh này nhé!
Sau khi thăm chùa Kiến Sơ ở Gia Lâm và tận hưởng không khí yên bình, du khách có thể tiếp tục hành trình vui chơi tại VinWonders Wave Park & Water Park. Cách Gia Lâm chỉ hơn 10km, đây là điểm vui chơi giải trí mới toanh vô cùng hấp dẫn, không thể bỏ qua khi đến Hà Nội.
Không cần phải đi xa, người dân Thủ đô vẫn có thể thưởng thức nhiều hoạt động vui chơi tại VinWonders Wave Park & Water Park như:
- Trải nghiệm kỳ nghỉ vui vẻ cùng bạn bè, gia đình với các hoạt động vui chơi, check-in, thưởng thức ẩm thực, cắm trại...
- Tham gia các trò chơi nước và hoạt động thể thao trên biển thú vị.
- Bơi lội thả ga tại hệ thống bể bơi 4 mùa trong nhà và ngoài trời.
- Khám phá sân chơi Aquarium độc đáo với 3 chủ đề hấp dẫn: Sứa biển, Cá mập & Khám phá.
- Tham gia các hoạt động chèo thuyền, kayak, tắm biển.
- ...