Xác định vị trí của chùa Ngọa Vân
Hạ Long nổi tiếng là nơi sinh ra nhiều ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng như: Chùa Cái Bầu, chùa Lôi Âm, chùa Yên Tử... Nơi đây được biết đến như “miền đất Phật” của Việt Nam, với những câu chuyện lịch sử tu hành từ thời của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Chùa Ngọa Vân nằm ở xã An Sinh và Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Quần thể chùa này được chia thành 4 khu vực với 15 cụm tháp và chùa khác nhau, trong đó có chùa Ngọa Vân, Đá Chồng, Ba Bạc, Thông Đàn - Đô Kiệu. Chùa Ngọa Vân đặt ở vị trí trung tâm và là điểm thu hút nhiều du khách ghé thăm nhất.
Có thể bạn chưa biết, chùa Ngọa Vân còn được gọi là chùa am Ngọa Vân, ý nghĩa là ngôi chùa nằm trên mây. Vị trí này cao hơn 500m so với mực nước biển, từ đó bạn có thể nhìn thẳng ra những đồi núi xa xôi, nơi mây trắng vây quanh vào mỗi buổi sáng. Chùa còn “tựa” lưng vào đỉnh Ngọa Vân với lớp mây bao phủ quanh năm, và phía xa xa là hình ảnh sông Cầm uốn lượn, xinh đẹp như bức tranh tiên cảnh mà thiên nhiên ban tặng.
Bức tranh toàn cảnh chùa Ngọa Vân nằm giữa lòng rừng xanh mát
Khi nào là thời điểm lý tưởng để thăm quan chùa Ngọa Vân?
Với vị trí lý tưởng, mỗi mùa trong năm, chùa Ngọa Vân mang đến những đặc trưng riêng biệt tạo nên vẻ đẹp đặc biệt khiến du khách phải xao xuyến. Đặc biệt là vào những ngày đầu năm, từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch.
Trong thời điểm này, thời tiết ở đây khá mát mẻ, dịu dàng với không khí không quá nóng cũng không quá lạnh. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội sôi động như lễ hội Xuân Ngọa Vân, với ý nghĩa đặc biệt về sự yên bình cho hành trình hành hương trọn vẹn, suôn sẻ.
Ngoài thời gian này, bạn cũng có thể đến thăm một số danh thắng tại khu vực Ngọa Vân vào các dịp trong năm. Đặc biệt, không thể bỏ qua mùa Vu Lan Báo Hiếu được tổ chức vào Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.
Khám phá những điều độc đáo tại chùa Ngọa Vân
3.1 Chùa Ngọa Vân - Nơi lưu giữ lịch sử lâu đời
Chùa Ngọa Vân được xây dựng từ thời vua Trần. Đến thời Hậu Lê, ngôi chùa tiếp tục được cải tạo để trở nên hoàn thiện hơn về mặt kiến trúc. Đây là nơi mà Phật hoàng Trần Nhân Tông đã từng tu hành đạt đến sự giác ngộ, vì vậy nó còn được coi là địa điểm linh thiêng của Phật giáo Trúc Lâm.
Khi khám phá di tích chùa Ngọa Vân, bạn sẽ được tìm hiểu một quần thể gồm 3 tầng lớp vô cùng ấn tượng. Trong đó, lớp thấp nhất gồm 15 di tích nằm ở dưới chân núi. Cụ thể là rừng già Tàn Long, Thông Đàm, Đô Kiểu, Phủ Am Trà, bãi Đá Chồng, Ba Bậc… Những di tích này được gắn kết với nhau, tạo nên một con đường uốn lượn chạy dần lên đỉnh núi. Do đó, dọc trên đoạn đường chinh phục chùa Ngọa Vân, bạn có thể chiêm ngưỡng lần lượt những di tích đặc sắc này.
Góc chùa với những ngôi đền nhỏ được xây dựng từ thời Phật hoàng Trần Nhân Tông
Dọc những lối cầu thang là điểm check-in lý tưởng với background “rất xanh, rất thiên nhiên”. Ảnh: @hanhbobo
Xung quanh chùa Ngọa Vân là dải màu xanh mát của rừng thông trải dài xa tít tận chân trời
Tấm biển hiệu sáng lên khi mặt trời đã lặn. Ảnh: hanhbobo
Bức tranh yên bình của chùa Ngọa Vân về đêm với ánh đèn vàng trắng. Ảnh: @hanhbobo
Ngắm cảnh núi rừng bao la từ vị trí lý tưởng của chùa Ngọa Vân. Ảnh: @hanhbobo
Nguồn: Tổng hợp