Chùa tháp Hắc Y- Đền Đại Cại nằm ở đâu?
Di tích Chùa tháp Hắc Y- Đền Đại Cại tọa lạc tại xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, cách thành phố Yên Bái 80km. Quần thể này gồm những công trình độc đáo kỳ vĩ được phát hiện từ năm 1995.

Cổng của quần thể di tích Chùa tháp Hắc Y- Đền Đại Cại
Nếu bạn đã từng bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của những ngôi chùa cổ với kiến trúc Phật giáo thời Trần, thì chắc chắn quần thể Chùa tháp Hắc Y- Đền Đại Cại sẽ làm bạn đắm chìm trong huyền bí.
Những điểm độc đáo của quần thể Chùa tháp Hắc Y- Đền Đại Cại
2.1 Chùa tháp Hắc Y
Chùa tháp đất nung Hắc Y, còn được gọi là miếu Hắc Y, trước đây nằm trên đỉnh núi Vua Áo Đen. Kiến trúc của chùa rất đặc biệt, mang đậm bản sắc Phật giáo thời Trần. Khi khai quật khu vực phế tích tháp Hắc Y vào tháng 9 năm 2004, nhà khảo cổ phát hiện một lượng lớn hiện vật cổ xưa. Đặc biệt, những hiện vật này thể hiện hai lớp văn hóa chồng chất lên nhau, trong đó lớp văn hóa nhà Trần chủ yếu tập trung vào các vật liệu làm bằng đất nung, như các vật liệu kiến trúc của chùa và tháp Phật giáo. Một số ít hiện vật như mảng ngói, gạch lát nền vẫn còn tồn tại, giải thích cho sự hiện diện của chúng là vì nhiều chùa ở vùng núi thường được xây dựng chủ yếu bằng gỗ.
Về phần chùa tháp, vật liệu chính là gạch và các khối cấu trúc làm từ đất nung. Dựa vào các hiện vật trong hố khai quật cùng với những di vật rơi xuống chân đồi khi tháp đổ, các chuyên gia khảo cổ đã có đủ dữ liệu để tái tạo lại hình ảnh của tòa tháp. Họ phát hiện rằng đây từng là một tòa tháp khá lớn, loại tháp cửu tầng (chín tầng).

Một phần của tháp cổ được tìm thấy tại quần thể di tích Chùa tháp Hắc Y- Đền Đại Cại

Đỉnh của tòa tháp cửu phẩm liên hoa được thiết kế rất tinh tế

Không gian kiến trúc tại Đền Đại Cại
Ngoài ra, chạm trổ trên các tảng đá với khối lượng hơn 100kg kê cột đình, cột đền cũng rất độc đáo với hình mặt trăng, lá đề, hoa sen. Đặc biệt đền còn có sắc phong của các vua như sắc phong niên hiệu Lê Cảnh Hưng thứ 44, sắc phong vua Tự Đức, hai sắc phong của vua Khải Định, một sắc phong của vua Thành Thái và một sắc phong của vua Duy Tân. Kiến trúc của Đền Đại Cại đồ sộ với những chân tảng đỡ các cột nách, cột lòng có đường kính tới 45cm, lọai nhỏ hơn thì có đường kính 32cm. Các chân tảng này này được chạm 16 cánh hoa sen vây quanh đều đặn.
Tương truyền Đền Đại Cại được xây dựng từ hơn 300 năm trước, tại đây thờ bà Vũ Ngọc Anh- một nữ tướng nổi tiếng thời Hậu Lê. Là một nữ tướng văn võ song toàn, bà được triều đình phong chức Tổng binh, sau này được vua sắc phong nữ tướng. Bà có công lao rất lớn trong việc chống lại giặc nhà Mạc, chịu trách nhiệm đắp lũy xây thành đồng thời còn là người lập ra chợ búa đầu tiên cho người dân vùng này. Ngoài thờ bà Vũ Ngọc Anh, Đền Đại Cại còn thờ hai anh em Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyển- hai người có công lớn trong việc chống quân Mạc.
Nằm trong cụm di tích này còn có thành Nhà Bầu- nơi luyện quân một thời oanh liệt trong lịch sử dân tộc với thành đất, bãi đua ngựa luyện tập kỵ binh,... Khi đứng ở Đền Đại Cại, bạn có thể nhìn thấy núi Hắc Y. Tên của núi có nguồn gốc từ một truyền thuyết về vị tướng thời Trần là thần Hắc Y, có công đánh giặc, sau khi bị thương thì về núi và “hóa” tại đây. Ngoài ra, trên núi Hắc Y cảnh sắc cũng rất đa dạng với những vườn cây, ao cá, bàn cờ tiên v…v

Từ Đền Đại Cại, nhìn ra bạn có thể nhìn thấy ngọn núi Hắc Y rất rộng lớn

Lễ hội Đền Đại Cại thu hút sự quan tâm và thăm dò của nhiều người từ khắp nơi