Chuẩn bị bài Biên bản
I. Tính chất của biên bản
a. – Biên bản được sử dụng để ghi lại nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự một cuộc họp chi bộ
–Biên bản được sử dụng để ghi lại những nội dung diễn biến, các thành phần tham dự một cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện, cho người vi phạm sau khi đã xử lí
b. – Về mặt nội dung
+ Các dữ liệu sự kiện phải chính xác, cụ thể
+ Ghi chép cần trung thực, đầy đủ, không có suy đoán chủ quan
+ Viết ngắn gọn, rõ ràng, chỉ một cách hiểu, tránh sự mập mờ, không lạc hậu
- Về hình thức: Phải tuân thủ mẫu quy định, không sử dụng họa tiết hoặc hình ảnh minh họa
c. - Biên bản ghi nhận bàn giao công tác
- Biên bản Đại hội chi đoàn
- Biên bản kiểm kê thư viện
- Biên bản vi phạm luật lệ giao thông
- Biên bản y học
II. Phương pháp viết biên bản
Phần khởi đầu:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ (đối với loại biên bản sự vụ, hành chính);
+ Tiêu đề biên bản;
+ Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ;
- Phần nội dung: Ghi lại diễn biến và kết quả của sự việc. Cách ghi phải trung thực, khách quan, chính xác, và cụ thể
- Phần kết luận:
+ Thời gian kết thúc, chữ ký và tên của những người có trách nhiệm chính, chữ ký và tên của người viết biên bản;
+ Các tài liệu và vật phẩm đi kèm (nếu có).
III. Thực hành
Câu 1 (trang 126 Sách Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
- Các tình huống cần lập biên bản: a, c, d.
- Tình huống (b): viết đơn; (e): viết bản kiểm điểm.
Câu 2 (trang 126 Sách Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):