Chuẩn bị bài Nói và Nghe: Khám phá và đánh giá về những bí mật của nội dung và nghệ thuật một câu chuyện kể, Môn Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
Trình bày giá trị của nội dung và nghệ thuật trong một câu chuyện kể
I. Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một câu chuyện kể
Bước 1: Chuẩn bị nói
* Xác định tác phẩm truyện
Em có thể sử dụng bài viết phân tích, đánh giá (ở phần viết) hoặc chơi chơi xổ số tài là một câu chuyện kể khác.
- Xác định mục đích nói: mục đích nói có thể là nhận thức của bạn và chia sẻ với mọi người về chủ đề, đặc sắc về hình thức đọc và những mục đích khác.
- Xác định đối tượng nghe: có thể là thầy cô, bạn bè,...
- Xác định không gian và thời gian nói: có thể là không gian lớp học, thời gian trình bày cần theo đúng thời gian quy định.
* Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý:
+ Nếu em lấy đề tài nói là bài viết của mình, em có thể sử dụng lại các thông tin, tư liệu này trong phần viết.
+ Nếu em chơi chơi xổ số tài khác, em cần tập trung chọn lọc các thông tin của tác phẩm như: tên truyện, thể loại, nội dung, chủ đề, những đặc điểm nghệ thuật nổi bật,...
- Lập dàn ý: sau khi tìm được ý, em cần lập dàn ý chi tiết.
* Luyện tập
Khi luyện tập trình bày, em cần lưu ý:
- Có cách mở đầu, kết thúc ấn tượng, hấp dẫn và phù hợp.
- Có thể vận dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như: hình ảnh, video, sơ đồ,...
- Luyện tập nói một mình bằng cách tập đứng trước gương hoặc luyện tập nói với bạn/ nhóm bạn.
- Biết cách điều chỉnh giọng điệu, kết hợp giọng điệu với ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ sao cho phù hợp.
- Cần chuẩn bị cho một vài trường hợp người nghe có thể thắc mắc và luyện tập trả lời.
Bước 2: Trình bày bài nói
- Cần giới thiệu họ tên, sử dụng ngôi phù hợp khi giao tiếp.
- Có cách diễn đạt linh hoạt và phù hợp. Có thể sử dụng một số câu phù hợp trong việc giới thiệu, đánh giá câu chuyện kể.
- Cần có tính mạch lạc, thuyết phục, truyền cảm khi giới thiệu, tạo được tương tác với người nghe bên dưới.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
* Trao đổi
- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến và ghi chép ngắn gọn câu hỏi hoặc ý kiến của người nghe.
- Trả lời ngắn gọn, rõ ràng những câu hỏi, thắc mắc của người nghe
* Đánh giá
- Nếu bạn là người nói: tự đánh giá phần trình bày của mình.
- Nếu bạn là người nghe: đánh giá phần trình bày của người nói.
Soạn bài Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một câu chuyện kể, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
BÀI NÓI THAM KHẢO
Xin chào cô (thầy) và các bạn. Em tên là...
Hôm nay, em sẽ giới thiệu tới cô cùng các bạn một tác phẩm nằm trong kho tàng thần thoại của Việt Nam - truyện 'Cuộc tu bổ lại các giống vật' qua việc phân tích và đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện.
'Cuộc tu bổ lại các giống vật' kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng do một số yếu tố mà các con vật ấy chưa được hoàn chỉnh. Để bù đắp những thiếu sót ấy, ngài đã phái ba vị Thiên Thần xuống núi hoàn thiện cho những con vật có cơ thể chưa đầy đủ. Qua đó, câu chuyện đã thể hiện cách lý giải của con người buổi sơ khai về một số đặc tính, tập quán của loài vật.
II. Nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức bài nói giới thiệu một câu chuyện kể
Bước 1: Chuẩn bị nghe
- Đọc câu chuyện kể mà người nói sẽ giới thiệu, đánh giá.
- Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó, dự kiến những ý kiến mà mình sẽ trao đổi với người nói.
- Chuẩn bị đầy đủ bút, giấy ghi chép.
Bước 2: Lắng nghe và ghi chép
- Chú ý lắng nghe để nắm bắt ý kiến đánh giá của người trình bày về nội dung và nghệ thuật của câu chuyện đó.
- Sắp xếp các thông tin tiếp nhận được và ghi chép ngắn gọn.
- Ghi lại những câu hỏi, vấn đề thắc mắc, ý kiến của mình để trao đổi với người nói.
Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá
- Đồng tình với những ý kiến đúng trong bài nói.
- Trao đổi những điều còn thắc mắc hoặc những ý kiến chưa thống nhất với người nói.
- Có thái độ nhẹ nhàng khi nhận xét, trao đổi với người nói, những góp ý đưa ra cần cụ thể để người nói thêm hoàn chỉnh hơn.
Khi giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một câu chuyện kể, em cần trình bày những đặc sắc ở hai phương diện này. Ngoài ra, để bài thuyết trình thêm thuyết phục người nghe, em nên sử dụng kết hợp lí lẽ và dẫn chứng. Chúc em đạt kết quả cao khi học môn Ngữ văn 10.
Các em cùng tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 10 để học tốt văn nhé:
- Soạn bài Ôn tập bài 1, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một câu chuyện kể, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo