Kẻ bảng sau vào vở, nêu các đặc điểm của thể loại truyện thơ được thể hiện qua các đoạn trích. Lời của các nhân vật từ câu ' Bữa sau sự phụ mới hay' đến câu ' Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều' (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Dựa vào đâu bạn nhận xét như vậy?
Câu 1
Câu 1 (trang 82, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Kẻ bảng sau vào vở, nêu các đặc điểm của thể loại truyện thơ được thể hiện qua các đoạn trích.
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung các đoạn trích thuộc thể loại truyện thơ đã học, tìm và chỉ ra đặc điểm của thể loại trong mỗi tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
|
Lời tiễn dặn |
Tú Uyên gặp Giáng Kiều |
Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu |
Cốt truyện |
Đôi trai gái người Thái yêu nhau tha thiết, nhưng vì cô gái phải đi lấy chồng, vì vậy tình yêu của họ bị tan vỡ, tách biệt. Cả hai đau khổ, ngày đêm nhớ thương nhau. Chàng trai và cô gái đã vì tình yêu mà sẵn sàng vượt qua mọi khó khó khăn, thử thách, để được bên nhau sống hạnh phúc.
|
Tú Uyên đem lòng yêu người đẹp trong tranh là Giáng Kiều. Sau nhiều ngày đêm tương tư, ôm mộng đến đau ốm, chàng cuối cùng cũng gặp lại và kết duyên cùng Giáng Kiều. Nhưng sau khi kết hôn, Tú Uyên triền miên uống rượu mặc cho vợ khuyên ngăn, vì đó mà Giáng Kiều đã bỏ về trời Khi Giáng Kiều đi, Tú Uyên ân hận, không màng sự sống, định tự tử thì Giáng Kiều trở về tha thứ và nối lại tình xưa cùng chàng. Sau đó cả hai cùng nhau cưỡi hạc bay về trời.
|
Thiện Sĩ và Thị Kính kết duyên vợ chồng. Đêm nọ, Thiện Sĩ đang ngồi đọc sách thì thiu thiu ngủ, Thị Kính ngồi khâu bên cạnh nhìn thấy chồng có chiếc râu mọc ngược, định lấy dao khâu xén đi thì Thiện Sĩ chợt tỉnh giấc và hô toán lên. Thị Kính sau đó bị Sùng Bà, Sùng Ông đánh đuổi về nhà Mãng Ông. Thị Kính cuối cùng quyết định xuống tóc, lên trú nhờ cửa Phật, ngày ngày tụng kinh gõ mõ. Nhưng không may lại bị Thị Mầu đổ tiếng oan và nuôi con thay thị. Thị Kính hết mực chăm sóc đứa con của Thị Mầu dù cho bị mang tiếng oan. Tới khi Thị Kính ra đi, viết giấy để lại mới được mọi người minh oan cho.
|
Nhân vật |
Nhân vật “Anh” và nhân vật “Em” |
Tú Uyên và Giáng Kiều |
Thiện Sĩ, Thị Kính, Thị Mầu, Sùng Ông Sùng Bà, Mãng Ông. |
Người kể chuyện |
Tác giả thay lời nhân vật người con trai kể lại câu chuyện tình yêu |
Tác giả |
Tác giả |
Ngôn ngữ |
Ngôn ngữ xưng hô trong dân ca Thái gần gũi, quen thuộc |
Ngôn ngữ dân gian gần gũi, thân thuộc |
Dân ca chèo, trữ tình dân gian. |
Nhận xét chung |
Ngôn ngữ thể hiện của 3 văn bản trên đều là ngôn ngữ dân gian, đời thường, gần gũi, quen thuộc với con người Việt Nam. |
Câu 2
Câu 2 (trang 82, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Lời của các nhân vật từ câu ' Bữa sau sự phụ mới hay' đến câu ' Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều' (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Dựa vào đâu bạn nhận xét như vậy?
Phương pháp giải:
Đọc lại phần trích, vận dụng hiểu biết của mình về đặc điểm ngôn ngữ nói; từ đó xác định lời của nhân vật có mang đặc điểm ngôn ngữ nói không và thông qua dấu hiệu nào.
Lời giải chi tiết:
- Lời của các nhân vật từ câu ' Bữa sau sự phụ mới hay' đến câu ' Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều' (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Sử dụng các ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ đời thường quen thuộc “ru thì”, “phù đồ”....
+ Lời thoại của nhân vật sư phụ được chuyển thành thơ.
Câu 3
Câu 3 (trang 82, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật( bài hát), bạn cần lưu ý những điều gì?
Phương pháp giải:
Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin tham khảo, cho biết khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật( bài hát) cần lưu ý gì.
Lời giải chi tiết:
Khi viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học ( truyện thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật( bài hát) cần lưu ý:
- Xác định đúng luận đề để hình thành nên những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng lập luận rõ ràng, đáng tin cậy, mạch lạc, có liên kết.
- Sau khi đã có hệ thống luận điểm, luận đề, lí lẽ và dẫn chứng; triển khai viết bài cần rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đề bài đưa ra.
Câu 4
Câu 4 (trang 82, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bạn cần chú ý những gì khi giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân?
Phương pháp giải:
Bằng hiểu biết của bản thân và các thông tin tham khảo, đưa ra những chú ý khi giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân.
Lời giải chi tiết:
Khi giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân cần lưu ý:
- Chọn được truyện thơ hoặc một bài hát phù hợp với năng lực, khả năng của mình. Sau đó tìm hiểu về thời gian ra đời, hoàn cảnh sáng tác, thuộc thể loại hay loại hình nghệ thuật nào.
- Xác định được nét nổi bật trong giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện thơ hoặc bài hát mà mình lựa chọn.
Câu 5
Câu 5 (trang 82, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Qua niềm mong chờ sự đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn,Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người đợi trước hiên nhà, bạn hiểu thế nào về bi kịch và vẻ đẹp của con người trong tình cảnh xa cách.
Phương pháp giải:
Dựa vào giá trị nội dung nổi bật của các văn bản trên, diễn đạt suy nghĩ về bi kịch và vẻ đẹp của con người trong tình cảnh xa cách.
Lời giải chi tiết:
Qua niềm mong chờ sự đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn,Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người đợi trước hiên nhà, em có nhiều cảm nhận về bi kịch và vẻ đẹp của con người trong tình cảnh xa cách:
- Khi thực sự xa cách, con người mới trở nên biết trân trọng những khoảnh khắc gần nhau, biết giá trị thực sự của niềm vui đoàn tụ. Con người thường sẽ không thể cảm nhận nỗi mất mát, khắc khoải khó nói nên lời ấy khi cuộc sống quá đủ đầy, hạnh phúc. Chỉ khi đánh mất, con người mới thực sự nhận ra giá trị của những khoảnh khắc đoàn tụ nhỏ bé thường ngày.
- Trong tình cảnh đó, vẻ đẹp của lòng trung thành và khát khao đoàn tụ của con người tỏa sáng, nổi bật - đó chính là vẻ đẹp của con người trong tình cảnh xa cách.