Chọn câu trả lời đúng 1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc - Chọn câu trả lời đúng trang 145 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Các biểu hiện nào cho thấy đoạn trích mang đặc điểm của thể thơ song thất lục bát?
A. Ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn trích
B. Số tiếng trong các câu thơ và cách hiệp vần giữa các câu thơ liền nhau
C. Các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn trích
D. Các cung bậc cảm xúc được nhà thơ thể hiện trong đoạn trích
Phương pháp giải:
Cẩn thận đọc và chọn câu trả lời đúng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
Chọn câu trả lời đúng 2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc - Chọn câu trả lời đúng trang 145 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Loại hiệp vần nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. Tất cả các câu liền nhau hiện vần với nhau
B. Chỉ có một số câu liền nhau hiệp vần với nhau
C. Chỉ có các cặp lục bát hiệp vần với nhau
D. Chỉ có các cặp câu bảy tiếng hiệp vần với nhau
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để chọn câu trả lời đúng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án A.
Chọn câu trả lời đúng 3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc - Chọn câu trả lời đúng trang 145 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Tình trạng cảm xúc nào của nhà thơ được thể hiện trong hai câu thơ: Làm sao bác vội về ngay,/ Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời?
A. Bình tĩnh, thản nhiên
B. Thẳng thốt, hụt hẫng
C. Tuyệt vọng, sợ hãi
D. Cô đơn, thương mình
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để chọn câu trả lời đúng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án B.
Chọn câu trả lời đúng 4
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc - Chọn câu trả lời đúng trang 145 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Trong hai câu thơ: Ai chẳng biết chán đời là phải/ Vội vàng sao đã mải lên tiên, biện pháp tu từ nào được sử dụng?
A. So sánh
B. Nói quá
C. Nhân hóa
D. Nói giảm nói tránh
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để chọn câu trả lời đúng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án D.
Chọn câu trả lời đúng 5
Trả lời Câu hỏi 5 Đọc - Chọn câu trả lời đúng trang 145 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Nhận định nào nêu đúng nội dung chính của đoạn trích?
A. Đoạn trích nói về những ký niệm thời trẻ của tác giả với bạn
B. Đoạn trích thể hiện sự bi quan của tác giả trước một sự việc đau thương
C. Đoạn trích là tiếng lòng bi thiết của tác giả khi nghe tin bạn quý vừa mất
D. Đoạn trích cho thấy nhận thức của tác giả về quy luật tất yếu của đời người
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để chọn câu trả lời đúng.
Lời giải chi tiết:
Chọn đáp án C.
Trả lời câu hỏi 1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 145 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để chỉ ra tâm trạng của tác giả.
Lời giải chi tiết:
- Tâm trạng của tác giả:
'Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta'.
Một sự thảng thốt xót thương cất lên, tưởng như bất ngờ bị đánh rơi mất một cái gì vô cùng quý báu. Nhóm từ 'thôi đã thôi rồi' thay cho khái niệm 'đã mất', 'đã chết', 'đã qua đời', một lối nói bình dị, làm giảm bớt đi nỗi đau đớn ghê gớm đối với tuổi già. Theo cách tính tuổi của các cụ ngày trước thì Dương Khuê mất lúc 63 tuổi, khi đó Nguyễn Khuyến đã 68 tuổi rồi. Đúng là tiếng khóc bạn của những bậc cao niên. Hai chữ 'nước mây' chỉ hai sự vật cách xa. Nước chảy, mây trôi, xa nhau vời vợi, nghìn trùng cách trở, có mấy khi gặp nhau. Song, lòng nước chảy, dù đi đâu về đâu vẫn ôm ấp bóng mây trôi. Hình ảnh 'nước mây' được liên kết với các từ láy 'man mác', 'ngậm ngùi' diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương đôi đường, buồn đau, nặng trĩu.
Trả lời câu hỏi 2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 145 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Những biểu hiện nào cho thấy tình cảm sâu nặng giữa tác giả và người bạn của mình?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để chỉ ra những biểu hiện.
Lời giải chi tiết:
Những biểu hiện: Chữ 'bác' trong thơ Nguyễn Khuyến mang tính biểu cảm sâu sắc. Nhà thơ luôn luôn gọi bạn bằng bác, thể hiện một tấm lòng kính trọng và thân mật. Chữ 'kính' và chữ 'lễ' in đậm trong phong cách ứng xử của Tam nguyên Yên Đổ: 'Bác già tôi cũng già rồi...”
Trả lời câu hỏi 3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 145 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn trích và phân tích hiệu quả nghệ thuật ở từng trường hợp.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để xác định các từ láy và tác dụng
Lời giải chi tiết:
- Các từ láy:
+ hững hờ; ngẩn ngơ: Thể hiện sự vô cảm với tất cả mọi thứ vì đã mất đi một người bạn tri kỉ.
+ vội vàng: Thể hiện hành động ra đi bất ngờ của người bạn để lại sự thiếu vắng lẻ loi trong lòng tác giả.
+ chứa chan: Thể hiện cảm xúc đau buồn, xót thương đến tột cùng, không thể kìm được nước mắt.
Trả lời câu hỏi 4
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 145 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Để hiểu ý nghĩa của các điển tích trong đoạn trích, em cần tham khảo chú thích và phân tích tác dụng của chúng.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản để hiểu ý nghĩa của các điển tích và phân tích tác dụng của chúng
Lời giải chi tiết:
- Để hiểu được các điển tích em cần đọc chú thích.
- Tác dụng: Làm nổi bật cảm xúc của tác giả và tình cảm dành cho người bạn đã ra đi.
Trả lời câu hỏi 5
Trả lời Câu hỏi 5 Đọc - Trả lời Câu hỏi trang 146 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Trong các câu thơ sau, biện pháp tu từ điệp ngữ có tác dụng thể hiện các cung bậc cảm xúc của nhà thơ.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ câu thơ để hiểu tác dụng của biện pháp điệp ngữ.
Lời giải chi tiết:
- Tác dụng:
+ Người đã không còn thì không có cảm hứng làm bất cứ điều gì dù đó có là thú vui nhất trong cuộc đời thì đều trở nên vô nghĩa.
+ Nguyễn Khuyến rất đau đớn, mất mát khi người bạn thân tri kỉ ra đi.
Viết
Trả lời Câu hỏi Viết trang 146 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Viết bài văn phân tích trích đoạn bài thơ Khóc Dương Khuê ở phần Đọc.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài thơ và viết bài văn phân tích.
Lời giải chi tiết:
Trong cuộc sống mỗi người, tình bạn là thứ không thể thiếu và đáng được trân quý. Không chỉ nhân đôi niềm vui, sẻ chia nỗi buồn, loại tình cảm ấy còn giống như một liều thuốc chữa lành tâm hồn, giúp con người trở nên hạnh phúc và mạnh mẽ hơn. Robert Southey từng nói, “không có sự cách biệt về không gian hay thời gian nào có thể làm yếu đi tình bạn của những người thực tâm bị thuyết phục bởi giá trị của nhau”. Thông điệp xúc động ấy cũng là ý nghĩa lớn mà Nguyễn Khuyến gửi gắm trong bài thơ Khóc Dương Khuê.
Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến viết vào năm 1902 khi Dương Khuê, người bạn tri kỷ qua đời vì bệnh tật. Từng câu chữ trong bài thơ là lời tâm sự, nỗi niềm mà nhà văn gửi gắm trước vong linh bạn.
tâm trạng Nguyễn Khuyến lúc này như lặng đi, trùng xuống giữa những cảm xúc lẫn lộn và mơ hồ:
Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,
Tôi lại đau trước bác mấy ngày;
Làm sao bác vội về ngay,
Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.
Đối mặt trước tin dữ, Nguyễn Khuyến vẫn không thể chấp nhận hiện thực phũ phàng ấy. Vốn cho rằng Dương Khuê ít tuổi hơn ông, còn không mang nhiều bệnh tật như mình, vậy mà số phận lại trớ trêu với người bạn ông thương.
Hình ảnh “chân tay rụng rời” diễn tả sự bàng hoàng, thảng thốt cho một nỗi đau ai oán, không thể cất lên thành lời. Đó cũng chính là nỗi băn khoăn mà nhà thơ luôn trằn trọc suy nghĩ, một kết thúc quá đỗi vô tình dành cho ông.
Chỉ với bốn câu thơ ngắn, giọng thơ tự tình đầy nghẹn ngào, trong từng câu chữ thấm đẫm những giọt lệ nóng. Tiếng gọi “tôi”, “bác” xuất hiện dày đặc tựa như hai linh hồn đang hòa quyện, thấu hiểu, nương tựa nhau khiến niềm đau ấy nhân lên gấp bội.
Đối mặt với sự thật, Nguyễn Khuyến đành chấp nhận nỗi đau mất bạn nhưng vẫn luôn cho rằng điều đó thật sự phi lý. Lời thơ cất lên vừa chua xót, vừa trách than số trời đã định:
Ai chẳng biết chán đời là phải,
Sao vội vàng đã mải lên tiên;
Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua không phải không tiền không mua.
Dẫu biết quy luật của cuộc sống con người, không ai có thể thoát khỏi vòng xoáy sinh lão bệnh tử nhưng cái chết đột ngột của Dương Khuê khiến nhà thơ cảm thấy thật vô lý.
Sự ra đi ấy đã lấy đi của ông một người bạn hiền thấu hiểu cũng như niềm vui trong suốt năm tháng tuổi già. Vậy nên trước những thú vui tao nhã khi xưa, Nguyễn Khuyến chẳng còn hứng thú, chỉ thấy vô vị và nhạt nhòa.
Sau chữ “chẳng” xuất hiện năm lần là chữ “không” diễn tả sự trống vắng, cô đơn, sự buồn bã của nhà thơ. Người ra đi và kẻ ở lại cùng chung nỗi niềm tâm sự, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ thái độ chán nản của mình trước thời cuộc trong bài thơ Tiến sĩ giấy:
Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!
Không còn người bầu bạn, trò chuyện nên cuộc đời nhà thơ như mất hết ý nghĩa. Ông không muốn uống rượu, cũng chẳng thiết ngâm thơ, bởi:
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa”
Giường kia treo cũng hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.
Sử dụng điển tích, điển cố “giường”, “đàn” qua đó khéo léo nói về tình bạn của mình giống với tình bạn của Trần Phồn – Từ Trĩ, Tử Kỳ – Bá Nha trong sử sách xưa. Trần Phồn đời Hậu Hán sau khi bạn ra về thì treo giường lên, không để ai ngồi vào, chỉ dành riêng để tiếp bạn. Còn Bá Nha sau khi Tử Kỳ chết liền bỏ chơi đàn vì thấy không ai hiểu được tâm ý.
Qua đó diễn tả nỗi buồn day dứt khôn nguôi, thể hiện tình nghĩa sâu nặng, thắm thiết của nhà thơ với người tri kỷ đã khuất. Chấm dứt dòng hồi tưởng ấy, Nguyễn Khuyến trở lại hiện thực, đưa tiễn bạn bằng tấm lòng chân thành, tình bằng hữu tri kỷ:
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!
Nguyễn Khuyến đã khóc thương cho bạn của mình với “hạt lệ như sương”. Điều đó cũng cho thấy họ đã trải qua nhiều gian truân trong cuộc đời, học được cách đối diện và chấp nhận sự thật. Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ “hạt lệ” với phép so sánh “như sương” khiến giọt nước mắt vốn đỗi bình thường lại được nâng lên thành hình tượng nghệ thuật. Không chỉ thể hiện tâm trạng mà trong sâu thẳm, tình bạn còn hiện lên với nét trong sáng và thuỷ chung sâu nặng, tạo được vẻ đẹp lấp lánh cho bài thơ.
Chính những nét nghệ thuật tưởng chừng đơn sơ, mộc mạc nhưng đã mang lại một giá trị diễn đạt vô cùng sâu sắc. Bài thơ đã diễn tả một cách tinh tế, khắc họa tình bạn cao đẹp, đáng ngưỡng mộ của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê.
Nói và nghe
Thảo luận về vai trò của tình bạn trong cuộc sống.
Cuộc sống là một hành trình đầy khó khăn và thách thức, và trong hành trình đó, tình bạn đóng vai trò không thể phủ nhận. Tình bạn là điểm tựa, là nguồn động viên, và là niềm vui trong cuộc sống. Không có tình bạn, cuộc sống sẽ trở nên nhạt nhẽo và thiếu đi ý nghĩa.
Tình bạn không phân biệt giai cấp, tuổi tác hay tài năng. Nó không cần phải hoàn hảo, chỉ cần chân thành và đầy tình cảm. Trải qua những thử thách, những vui buồn cùng nhau, ta mới thấu hiểu được giá trị thực sự của tình bạn.
Tình bạn không chỉ là niềm vui trong những lúc hạnh phúc mà còn là điểm tựa vững chắc trong những thời điểm khó khăn. Nó là sức mạnh, là nguồn động viên để vượt qua mọi trở ngại.
Để có được một tình bạn đẹp, cần phải xây dựng từ sự thấu hiểu và tôn trọng. Không chỉ là những khoảnh khắc vui vẻ mà còn là sự hiểu biết và chia sẻ trong những lúc khó khăn.
Trong cuộc sống, chúng ta cần những người bạn để cùng nhau chia sẻ, cùng nhau phát triển và cùng nhau hạnh phúc. Một tình bạn đẹp là một kho báu quý giá mà ta cần phải trân trọng và bảo vệ.
Tóm lại, tình bạn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Hãy biết trân trọng và giữ gìn những mối quan hệ bạn bè đáng quý này.