Đề bài
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM SÁNG TẠO TỪ SÁCH
Tham gia giới thiệu các sáng tạo từ sách của cá nhân và tập thể: truyện tranh, bài viết giới thiệu nhân vật, các hình thức tóm tắt tác phẩm,... Có thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ kết hợp lời giới thiệu, thuyết trình ngắn để giải thích về sản phẩm sao cho sinh động, hấp dẫn với người nghe.
THỰC HIỆN BÀY TỎ Ý KIẾN VỀ TÁC DỤNG, Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỌC SÁCH
Sách không chỉ là bạn đồng hành mà còn là người thầy suốt đời của chúng ta. Sau chuỗi hoạt động đọc trong bài 10, hãy cùng các bạn trao đổi ý kiến, thảo luận về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách trong quá trình học tập và phát triển bản thân.
Giải chi tiết
1. Trước khi phát biểu
a. Chuẩn bị nội dung và phương tiện để thực hiện thuyết trình
- Chọn và xác định nội dung cần trình bày:
+ Xem lại các sản phẩm sáng tạo từ sách và chọn sản phẩm độc đáo, thú vị mà em muốn giới thiệu
+ Lập dàn ý cho bài diễn thuyết trước khi trình bày ý kiến về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách, nhấn mạnh các nội dung cần chú ý, làm rõ và thuyết phục người nghe
- Xác định các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp để hỗ trợ cho bài diễn thuyết.
b. Huấn luyện
- Huấn luyện một mình để ghi nhớ nội dung và chọn cách diễn đạt phù hợp
- Trình bày trước các bạn trong nhóm học tập, cùng các bạn trao đổi để có thể lắng nghe góp ý nhằm điều chỉnh nội dung trình bày và diễn đạt sao cho rõ ràng, mạch lạc, có sức thu hút
2. Thuyết trình bài diễn thuyết
- Trình bày một cách rõ ràng các nội dung đã chuẩn bị
- Nhấn mạnh những đặc điểm nổi bật của sản phẩm sáng tạo từ sách hoặc làm rõ quan điểm của em về việc đọc sách qua lý lẽ xác đáng và bằng chứng cụ thể
- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp để phần trình bày hấp dẫn hơn
3. Sau khi diễn thuyết
- Người nghe:
+ Nghe và ghi vắn tắt những đặc điểm nổi bật của sản phẩm sáng tạo từ sách hoặc quan điểm về việc đọc sách để có thể trao đổi, nêu câu hỏi sau khi người diễn thuyết trình bày
+ Nêu ý kiến về nội dung bài diễn thuyết và cách trình bày
- Diễn giả:
- Nghe và đáp ứng ý kiến, phản hồi của người nghe về nội dung bài diễn thuyết một cách phù hợp, rõ ràng, có thể bổ sung những điểm cần làm rõ thêm
- Trò chuyện lại với người nghe về cách trình bày để có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh một cách hiệu quả