* CHUẨN BỊ BÀI: CÂU NGHI VẤN
Bước 1: Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
Câu 1(trang 11): Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:
- Các câu nghi vấn trong đoạn trích trên gồm:
+ Hôm nay người ta đấm u có đau không?
+ Vậy làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
+ Hay là u thương chúng con đói quá?
- Các câu nghi vấn này có đặc điểm hình thức là: Cuối câu có dấu chấm hỏi và sử dụng các từ nghi vấn như “không”, “làm sao”, “hay”.
- Mục đích của các câu nghi vấn trong các trường hợp trên là để hỏi.
Bước 2: Luyện tập
Câu 1 (trang 11): Xác định các câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
- Các câu nghi vấn trong đoạn trích trên bao gồm:
- Trong đoạn a có câu: Chị khất tiền sưu đến ngày mai phải không?
- Đoạn b: Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
- Đoạn c: Văn là gì? Chương là gì?
- Đoạn d: Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?, Đùa trò gì?,
Hừ…hừ…cái gì thế?, Chị cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
- Các câu nghi vấn này được nhận biết thông qua đặc điểm hình thức: Cuối câu có dấu chấm hỏi và sử dụng các từ nghi vấn ‘phải không, tại sao, gì, không, hả”. Mục đích của các câu trên là để hỏi.
Câu 2 (trang 11): Xét các câu sau và trả lời câu hỏi:
- Các câu nghi vấn trong trường hợp này có dấu chấm hỏi cuối câu. Sử dụng từ “hay” để tạo mối quan hệ lựa chọn vế trước hoặc sau cho câu nghi vấn, xác định các câu trên là câu nghi vấn . Trong trường hợp này, không thể thay thế từ “hay” bằng từ “hoặc” vì từ “ hoặc” không phải là từ nghi vấn, từ này thường dùng cho các loại câu khác, nếu thay bằng “hoặc” như vậy câu sẽ mất logic, sai ngữ pháp và có nghĩa bị thay đổi so với mục đích của câu hỏi đề ra.
Câu 3 (trang 11): Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau được không? Vì sao?
- Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu này được vì đó không phải là câu nghi vấn, cũng không có mục đích hỏi. Ở các câu (a) và (b) có sử dụng các từ nghi vấn như không, tại sao nhưng các từ này chỉ có chức năng bổ ngữ trong câu. Các từ nào, ai trong câu (c), (d) cũng không phải là từ nghi vấn mà là từ phiếm định, mang tính liệt kê và xuất hiện trong câu khẳng định. Do vậy, các câu trên không phải là kiểu câu nghi vấn, mục đích của chúng là khẳng định, bày tỏ ý kiến (đối với câu a); nêu ra một suy nghĩ, quan điểm (câu b); đưa ra nhận định (câu c); khẳng định một vấn đề (câu d).
Câu 4 (trang 11): So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a) Anh khỏe không?
b) Anh đã khoẻ chưa?
- Hình thức và ý nghĩa của hai câu trên có những khác biệt. Ở câu a, sử dụng cấu trúc “có…không”, hỏi về tình trạng sức khỏe hiện tại, giống như câu hỏi thăm xã giao thông thường giữa những người quen lâu ngày. Câu này có thể nhận được các câu trả lời như: “Anh khỏe”, “Anh bình thường” hoặc “Dạo này anh không được khỏe lắm”. Còn ở câu b, hỏi về tình trạng sức khỏe sau khi đã biết trước rằng người được hỏi không khỏe, tức là hỏi về việc họ đã hết ốm chưa, đã hồi phục sức khỏe chưa. Câu này có thể nhận được các câu trả lời như: “Anh đã khỏe hơn rồi”, “Anh vẫn chưa hoàn toàn khỏe”, “Anh thấy khá ổn rồi”.
- Đặt một số cặp câu khác theo mô hình có...không và mô hình đã…chưa và phân tích.
+ Anh có ăn cơm không?
+ Anh đã ăn cơm chưa?
- Ở trường hợp này, câu hỏi phía trên đề cập đến việc người đó có ăn cơm hay không. Câu trả lời có thể là có hoặc không. Còn câu hỏi phía dưới đề cập đến việc đã ăn cơm hay chưa. Câu trả lời có thể là ăn rồi hoặc chưa ăn, không phải là có hoặc không nữa.
+ Bạn có đi Nha Trang không?
+ Bạn đã đi Nha Trang chưa?
- Trường hợp này tương tự như phân tích ở trên. Câu đầu hỏi để thăm dò ý định đi Nha Trang của bạn, còn câu dưới biết về kế hoạch đi Nha Trang nhưng không biết liệu họ đã thực hiện hay chưa, xét về mặt thời gian.
Câu 5 (trang 11): Đối chiếu sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
+ Khi nào anh đi Hà Nội?(a)
+ Anh đi Hà Nội khi nào?(b)
- Có sự khác biệt về hình thức và ý nghĩa giữa hai câu trên. Thứ nhất, câu a và b có thứ tự từ khác nhau, trong câu a từ “khi nào” ở đầu câu, còn câu b nằm cuối câu. Về nội dung, ý nghĩa của câu a là hỏi về thời gian anh đi Hà Nội, có nghĩa là chưa có kế hoạch cụ thể, việc đi Hà Nội sẽ xảy ra trong tương lai. Còn câu b là hỏi về thời điểm anh đã đi Hà Nội là khi nào, sự kiện này đã diễn ra ở quá khứ.
Câu 6: Cho biết câu nghi vấn sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a) Chiếc xe này nặng bao nhiêu ki lô gam?
b) Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ vậy?
- Câu a là câu nghi vấn đúng vì trọng lượng của một vật có thể cảm nhận được khi nâng lên, dù không biết chính xác là bao nhiêu ki lô gam nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được nặng hay nhẹ. Điều người hỏi muốn biết chỉ là trọng lượng chính xác của nó là bao nhiêu.
- Câu b là câu nghi vấn sai vì chưa biết chính xác giá của nó thì không thể đánh giá là nó rẻ hay “mắc”. “Rẻ” và “mắc” không thể dựa trên cảm nhận giống như nhận biết trọng lượng, mà ta cần biết giá trị chính xác của nó. Mục đích của câu hỏi ở đây là hỏi về giá của chiếc xe, và khi chưa biết giá mà nói về việc nó rẻ là không hợp lý.
"""--HẾT"""--
Trong bài trước, chúng tôi đã hướng dẫn mọi người cách chi tiết để soạn bài văn về Ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên. Trong bài viết soạn văn lớp 8 về Câu nghi vấn chúng tôi tập trung vào các đặc điểm hình thức, chức năng chính và các dạng câu nghi vấn phổ biến để áp dụng vào bài tập Luyện tập. Câu nghi vấn thường xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống, nhưng hiếm có người hiểu rõ bản chất của chúng. Hãy đọc kỹ phần hướng dẫn bên dưới để nắm vững kiến thức.
Trong chương trình học văn lớp 8, tình thái từ đóng một vai trò quan trọng, là một trong những nội dung mà học sinh cần chú ý và củng cố kiến thức về Ngữ Văn 8. Tìm hiểu về tình thái từ sẽ giúp các em nâng cao sự hiểu biết về môn học này.