Nếu bám vào quan sát, ta sẽ thấy đám đông than phiền về việc thiếu thời gian, một số lúc ta cũng thấy như thế.
Có những lúc không đủ thời gian cho việc học, không đủ thời gian cho công việc, không đủ thời gian cho tình yêu, không đủ thời gian cho vài thứ khác. Vậy thời gian còn bao nhiêu nếu không đủ?
Một ngày có 24 giờ, một tháng (30 ngày) có 720 giờ, một năm (365 ngày) có 8760 giờ. Nếu một người sống 50 năm và một người sống đến 80 năm thì ai sẽ có nhiều thời gian hơn?
Thời gian có tính tương đối, như vị nhà vật lý thiên tài Einstein đã từng nói:
Khi một ông chồng ngồi cạnh vợ xinh đẹp một giờ, thời gian như chỉ trôi qua một phút. Nhưng khi anh ta đặt chân lên bếp lò nóng chỉ một phút, thì thời gian dường như kéo dài hàng giờ. Đó là tính tương đối.
Quay lại với vấn đề của việc thiếu thời gian. Có khi bạn phải viết một bài luận trong vòng 3 tháng, nhưng chỉ tập trung vào việc làm trong 5 ngày gần deadline, và 2 tháng trước đó, bạn dành thời gian cho việc nghiên cứu (nói là nghiên cứu vậy thôi chứ không phải là tìm kiếm đâu :)) ).
Và đó là một ví dụ điển hình cho quy luật Parkinson. Một quy luật đã thấm nhuần vào tư duy của chúng ta. Quy luật này chỉ ra rằng chúng ta thường dành quá nhiều thời gian cho những việc đơn giản, làm cho chúng trở nên quan trọng và phức tạp hóa chúng, khiến cho quá trình thực hiện trở nên khó khăn.
Khi nhận ra những điều đó đang xảy ra, chúng ta nên làm gì? Đó là thoát khỏi quy luật đó.