Chuột đồng Siberia | |
---|---|
Một con chuột bông lan | |
Tình trạng bảo tồn | |
Ít quan tâm (IUCN 3.1) | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Mammalia |
Bộ (ordo) | Rodentia |
Họ (familia) | Cricetidae |
Chi (genus) | Phodopus |
Loài (species) | P. sungorus |
Danh pháp hai phần | |
Phodopus sungorus (Pallas, 1773) |
Chuột đồng Siberia (tên tiếng Anh: Siberian hamster, danh pháp khoa học: Phodopus sungorus) là một loài động vật có vú thuộc họ Cricetidae, bộ Gặm nhấm, được Pallas mô tả năm 1773. Chúng sống ở Dzungaria, các cánh đồng lúa mạch ở Kazakhstan, Mông Cổ, Siberia và Mãn Châu. Đây là loài động vật đặc biệt vì không thay đổi màu lông, không ngủ đông và không sinh sản vào mùa đông.
Cơ chế
Mặc dù sinh sản theo mùa, hành vi của chuột đồng rất phức tạp và bị điều khiển bởi nhiều gene. Vào mùa đông, khi ngày ngắn lại, não của chuột tiết ra melatonin, ảnh hưởng đến gene làm giảm hoạt động của tinh hoàn. Gene này, gọi là dio3, khi được kích hoạt làm nhỏ lại cơ quan sinh dục của chuột đồng. Đây có thể là một cách sinh tồn vì việc sinh con vào mùa đông thường khó khăn và việc thu nhỏ bộ phận sinh dục giúp giảm tiêu tốn năng lượng.
Sau khoảng 5 tháng, khi não chuột nhận thấy ngày dài hơn vào mùa xuân, lượng melatonin sẽ giảm và hoạt động của dio3 cũng giảm theo. Lúc này, cơ quan sinh dục của chuột đồng bắt đầu hồi phục, đánh dấu thời kỳ sinh sản. Sự giảm đi của dio3 là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy chức năng sinh sản của chuột đồng chuyển từ trạng thái không hoạt động vào mùa đông sang trạng thái hoạt động vào mùa hè.
Ghi chú
- Thông tin liên quan đến Phodopus sungorus trên Wikispecies