1. Chứng chuột rút khi ngủ rất phổ biến ở mọi đối tượng
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ không tự chủ, có thể xảy ra đột ngột bất cứ lúc nào, kể cả khi cơ bắp nghỉ ngơi hoặc trong giấc ngủ. Chuột rút có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, phổ biến nhất là ở cơ bắp chân. Tình trạng căng cơ quá mức này diễn ra trong khoảng vài giây đến vài phút nhưng gây đau đớn nghiêm trọng cho người bị.
Chuột rút khi ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe người mắc
Thực tế, chuột rút về đêm khá phổ biến. Một thống kê được đăng trên tạp chí khoa học Mỹ cho biết, đến 60% người trưởng thành và 7% trẻ em bị chuột rút khi ngủ ít nhất một lần. Nhiều trường hợp chuột rút xảy ra thường xuyên, thậm chí một đêm có thể bị nhiều lần.
Đặc biệt, chuột rút gây đau đớn, khiến người bệnh bất chợt tỉnh giấc. Khi nó làm gián đoạn giấc ngủ nhiều lần, sức khỏe người bệnh cũng bị ảnh hưởng, họ thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng ở ngày hôm sau.
Chuột rút về đêm cũng khiến người bệnh khó ngủ hơn và khó ngủ sâu giấc hơn, lâu dần có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ kéo dài. Cần phân biệt tình trạng chuột rút khi ngủ với hội chứng chân không yên. Hai vấn đề sức khỏe này đều xảy ra vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe người bệnh.
Chuột rút khi ngủ thường xảy ra ở phụ nữ mang thai
Tuy nhiên chứng chuột rút xảy ra nhanh và đột ngột, đặc trưng là các cơn đau dữ dội kèm căng cứng cơ. Còn hội chứng chân không yên khiến người bệnh bị thôi thúc phải đi lại, nếu không tình trạng nhức mỏi khó chịu, bồn chồn tăng lên.
Phân biệt đúng tình trạng bệnh và mức độ sẽ giúp việc điều trị, cải thiện chuột rút khi ngủ tốt hơn.
2. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chuột rút khi ngủ
Hầu hết trường hợp chuột rút khi ngủ xảy ra là do vận động quá mức hoặc thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Vì thế nếu cải thiện được những nguyên nhân này, bạn sẽ phòng tránh được chuột rút khi ngủ xảy ra.
2.1. Mệt cơ
Đây là lý do chính và phổ biến nhất gây ra tình trạng chuột rút khi ngủ. Mệt cơ có thể do tập thể dục hoặc làm việc quá độ, thậm chí là giữ một tư thế đặc biệt trong thời gian dài cũng khiến cơ bắp chân mệt mỏi.
Do đó, tình trạng chuột rút thường xảy ra nhiều hơn ở những người vận động nhiều như vận động viên. Ngoài ra, chuột rút không chỉ xảy ra vào ban đêm mà còn có thể xảy ra vào ban ngày hoặc bất cứ lúc nào, kể cả khi đang tập thể dục hoặc nghỉ ngơi.
2.2. Thiếu vận động
Ngoài việc vận động quá mức gây mệt mỏi cơ, việc thiếu vận động vào ban ngày cũng là một nguyên nhân gây chuột rút khi ngủ. Những người làm công việc đặc biệt phải ngồi lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng thường gặp phải tình trạng này.
Ngồi quá nhiều hoặc đứng quá lâu trong một tư thế có thể gây chuột rút vào ban đêm
Tình trạng lười vận động không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cơ xương mà còn làm suy giảm sức khỏe tim mạch, hệ miễn dịch,... Vì vậy, nếu công việc yêu cầu phải ngồi nhiều, hãy đứng lên và di chuyển thường xuyên, và sau giờ làm việc dành thời gian tập thể dục.
2.3. Tư thế ngồi, nằm không đúng
Tư thế ngồi chéo chân, ngồi hoặc đứng quá lâu có thể làm cản trở sự lưu thông máu đến chân, gây chuột rút kể cả khi ngủ. Để khắc phục vấn đề này, hãy điều chỉnh tư thế ngồi và nằm sao cho tốt cho cơ thể hơn.
2.4. Liên quan đến sức khỏe
Những người mắc bệnh mạn tính có nguy cơ cao hơn bị chuột rút vào ban đêm do tình trạng này ảnh hưởng đến dinh dưỡng và hoạt động của hệ cơ xương. Các bệnh liên quan bao gồm: bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, suy gan, suy thận, suy giáp, viêm xương khớp, rối loạn thần kinh,... Ngoài ra, chứng nghiện rượu và hội chứng bàn chân bẹt cũng làm tăng nguy cơ bị chuột rút, trong đó có chuột rút khi ngủ.
2.5. Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Một số loại thuốc điều trị có thể gây ra chuột rút vào ban đêm như: Estrogen, Levalbuterol, sắt Sucrose,... Hãy thảo luận với bác sĩ về thuốc điều trị và tình trạng chuột rút này để tìm giải pháp thích hợp nhất.
Thuốc điều trị ít được sử dụng trừ khi chuột rút trở nên nghiêm trọng và đau đớn
Chứng chuột rút vào ban đêm thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nguyên nhân là do sự biến đổi hormone bên trong cơ thể trong thai kỳ và nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và các khoáng chất tăng lên nhưng không được đáp ứng tốt.
3. Cách xử lý khi gặp chuột rút khi ngủ?
Chuột rút khi ngủ có thể gây đau đớn và khiến người bệnh khó chịu, làm gián đoạn giấc ngủ. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp lành tính và có thể được cải thiện thông qua một số phương pháp tại nhà mà không cần phải điều trị y tế.
Dưới đây là một số biện pháp tại nhà đơn giản giúp giảm đau do chuột rút cũng như hạn chế tình trạng chuột rút vào ban đêm tái phát nhiều lần.
3.1. Thực hiện việc xoa bóp chân
Xoa bóp chân, đặc biệt là các cơ bắp chân bị chuột rút sẽ giúp giảm đau, làm giảm căng thẳng và tăng sự linh hoạt của cơ bắp tốt hơn.
3.2. Nỗ lực duỗi thẳng chân
Khi chuột rút xảy ra, thường làm cho việc di chuyển của chân trở nên khó khăn. Tuy nhiên, hãy cố gắng duỗi thẳng chân, gập ngón chân về phía gối, khi đặt bàn chân lên cao, kéo các ngón chân về phía trước, cơn chuột rút sẽ nhanh chóng qua đi.
3.3. Áp dụng nhiệt
3.5. Sử dụng nước nóng hoặc túi ấm để chườm vùng cơ bị chuột rút khoảng 15 phút, giúp giãn cơ bắp đang co thắt và ngăn ngừa chuột rút về đêm. Ngoài ra, chườm lạnh cũng giảm đau do chuột rút tốt nhưng hiếm khi được sử dụng do không có tác dụng làm giãn và giảm mỏi cơ.
Phần lớn trường hợp chuột rút được cải thiện thông qua việc xoa bóp
3.6. Bổ sung canxi và magiê
Chuột rút thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu canxi và magiê. Hãy bổ sung chúng ngay.
Nếu chuột rút khi ngủ vẫn diễn ra thường xuyên và gây rối loạn giấc ngủ, hãy đi kiểm tra sức khỏe với bác sĩ ngay. Điều này có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng cần được điều trị một cách nghiêm túc.