1. Tổng quan về chứng lở miệng
Lở miệng hay còn gọi là loét miệng là tình trạng mà nhiều người gặp phải, kể cả trẻ nhỏ và người lớn. Viêm niêm mạc miệng và khu vực bị viêm gây ra lở loét miệng, khiến việc hấp thu dưỡng chất từ thức ăn kém đi, dần dần gây thiếu chất dinh dưỡng và thiếu vitamin trong chế độ ăn, lâu dài có thể dẫn đến một số triệu chứng bệnh khác nhau.
Loét miệng là vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến nhiều người, từ trẻ nhỏ đến người lớn
Nguyên nhân gây ra tình trạng lở miệng
Có nhiều nguyên nhân gây ra loét miệng, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
-
Hệ thống miễn dịch suy giảm, dễ khiến vi khuẩn tấn công khoang miệng và gây lở loét ở nướu, lưỡi và các vị trí khác.
-
Mang răng giả và hút thuốc lâu dài cũng góp phần gây ra tình trạng này.
-
Một nguyên nhân đặc biệt là đánh răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải quá cứng, làm tổn thương nướu và gây ra loét miệng.
-
Niềng răng cũng gây tổn thương khi chà sát vào mô mềm trong khoang miệng, là nguyên nhân ít người để ý đến.
-
Chấn thương nhỏ khi chơi thể thao hoặc vô tình cắn cũng gây ra loét miệng.
-
Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như: thay đổi nội tiết, thiếu ngủ, căng thẳng, nhạy cảm với thực phẩm có tính axit như cam quýt, dâu tây,...
Triệu chứng và dấu hiệu của lở miệng
Một số triệu chứng và dấu hiệu của loét miệng bao gồm:
-
Xuất hiện vết loét gây đau bên trong miệng, vòm miệng, trên lưỡi hoặc trong má.
-
Vết loét có màu trắng hoặc xám, hình tròn và có viền màu đỏ.
-
Trong một số trường hợp nặng, bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng như sốt, mệt mỏi và sưng bạch huyết.
2. Cần làm gì khi bị loét miệng
Đối với các vết loét miệng nhỏ, chúng có thể tự biến mất sau khoảng 7 - 10 ngày, nhưng đôi khi cũng có trường hợp kéo dài đến cả tháng, gây khó chịu cho người bệnh. Để giúp tình trạng này khỏi nhanh chóng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà như:
-
Tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng và có lượng đường cao.
-
Không hút thuốc lá và tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê.
-
Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách.
-
Thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và stress.
-
Thực hiện chế độ ăn uống cân đối, đầy đủ chất dinh dưỡng.
-
Uống đủ nước mỗi ngày, cung cấp đủ vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B cho cơ thể.
-
Hạn chế nhai các loại kẹo cao su để không làm trầm trọng tình trạng loét miệng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số phương pháp chữa trị cho loét miệng như sau:
Sử dụng nước súc miệng
Bạn có thể sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng để vệ sinh, sát trùng miệng giúp ngăn ngừa viêm nhiễm. Điều này giúp giảm vi khuẩn trong miệng, làm sạch vết loét, giảm đau và khó chịu.
Uống trà hoa cúc mật ong
Trà hoa cúc mật ong được xem là phương pháp hiệu quả giúp chữa lành các vết loét trong miệng. Súc miệng hoặc uống 1 tách trà hoa cúc mật ong có thể giúp điều trị bệnh lở miệng hiệu quả.
Uống trà hoa cúc mật ong giúp làm lành các vết loét trong miệng
Sử dụng dầu đinh hương
Sau khi sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng để làm sạch, bạn có thể thấm miếng bông gòn vào dầu đinh hương và áp lên vết thương để giảm đau rát do loét miệng gây ra.
Tăng cường dinh dưỡng để cải thiện hệ miễn dịch
Hãy bổ sung thêm trái cây, rau xanh và sữa vào chế độ ăn hàng ngày vì chúng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp ngăn ngừa việc tái phát các vết loét ở miệng.
Uống viên sủi vitamin
Viên sủi vitamin là một phương pháp hữu ích khi gặp tình trạng loét miệng. Hòa viên sủi vào ly nước và chờ cho bọt tan hết, sau đó uống. Nhớ uống viên sủi vitamin trước 16h hàng ngày để tránh kích thích thần kinh và gây mất ngủ.
Nếu đã thực hiện đủ các biện pháp mà tình trạng loét miệng vẫn không giảm, bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế để được bác sĩ nha khoa khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
3. Cách phòng tránh lở miệng
Để tránh và kiểm soát loét miệng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
-
Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
-
Tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày, mỗi tuần để cải thiện sức khỏe và sức cơ. Nếu thấy nhiệt, bơi lội và các hoạt động dưới nước sẽ giúp giảm nhiệt độ cơ thể.
-
Chế độ ăn uống khoa học, ít chất béo bão hòa và giàu axit béo omega 3 từ dầu oliu, dầu cá,… có lợi cho sức khỏe.
-
Giải tỏa stress: Stress có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn, vì vậy hãy giải tỏa stress bằng yoga, thiền, tập thể dục,…
-
Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải có lông mềm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để vệ sinh răng miệng giúp phòng ngừa và hạn chế loét miệng.
Thực hành yoga và giải tỏa stress cũng là biện pháp để phòng tránh loét miệng