Bình chữa cháy mini có thể hữu ích trong nhiều trường hợp, nhưng lại không hiệu quả khi phải dập đám cháy do pin xe điện gây ra.
Vụ cháy chung cư nhỏ tại Hà Nội đã để lại nhiều hậu quả nặng nề. Mặc dù nguyên nhân của vụ hỏa hoạn vẫn chưa được công bố, nhưng hình ảnh xe máy, xe đạp điện cháy đen tại hiện trường gây ám ảnh cho nhiều người.
Gần đây, đã xảy ra nhiều vụ cháy nổ do sơ xuất khi sử dụng xe điện, như việc sạc qua đêm mà không được giám sát, sạc ngay sau khi sử dụng, hoặc pin vẫn còn nóng sau khi đi trong điều kiện mưa ẩm. Mọi nhà, chung cư nhỏ đều cần có hệ thống điện an toàn để sạc xe điện.
Tại sao pin xe điện cháy không thể dập bằng bình chữa cháy mini?
Thượng tá Trần Văn Đồng, giảng viên tại Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy từng phân tích rằng, nguyên nhân là do việc sử dụng quá tải dẫn đến tăng nhiệt độ. Thứ hai, là do tăng nhiệt độ trong quá trình sạc; không thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, hoặc pin đã hết tuổi thọ, dẫn đến sự chập cháy của các bản mạch.
Illustration
Đáng chú ý nhất, pin xe điện khi bốc cháy không thể dập tắt bằng bình chữa cháy mini.
Đầu tiên, pin xe điện thường sử dụng pin lithium-ion, là loại pin có nguy cơ cháy nổ cao. Pin lithium-ion có cấu tạo bao gồm các tế bào, mỗi tế bào chứa một lượng lớn các điện cực lithium và carbon. Khi các điện cực này tiếp xúc, chúng tạo ra nhiệt và có thể gây ra cháy hoặc nổ nếu nhiệt độ tăng cao.
Thứ hai, theo chuyên gia của Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy, nguyên lý hoạt động của các bình chữa cháy thông thường là cách ly chất cháy với oxy để ngăn cháy. Tuy nhiên, đám cháy từ pin xe điện phát sinh từ các phản ứng hóa học bên trong pin, không cần oxy để duy trì. Thậm chí, nếu sử dụng nước để dập tắt, nước có thể biến thành hydro khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, gây ra nổ.
Illustration
Hiện nay chỉ có một số sản phẩm ngoại nhập như bình chữa cháy gốc nước sử dụng công nghệ bọc phân tử mới có khả năng giảm nhiệt độ nhanh chóng để dập tắt. Tuy nhiên, loại bình này chưa phổ biến và có giá thành cao hơn nhiều so với các loại bình thông thường.
Ông Trần Thành Vinh, Trưởng Ban Khoa học kỹ thuật của Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Việt Nam, đã chỉ ra một điều đáng chú ý: Mặc dù tốc độ phát triển của xe điện đang tăng cao, nhưng hiện vẫn chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể để đảm bảo an toàn chống cháy nổ cho pin lithium-ion và xe điện. Điều này liên quan đến mọi giai đoạn từ sản xuất, vận chuyển, lưu trữ đến sử dụng, bảo trì, với trách nhiệm được chia sẻ giữa nhiều cơ quan, ban, ngành.
Phải làm gì khi gặp phải tình huống xe điện bốc cháy?
Trong bản tin gần đây của VTV24 về 'Pin xe điện: Những lỗ hổng trong quản lý an toàn chống cháy nổ', thử nghiệm thực tế về việc dập lửa pin xe điện cháy đã chỉ ra rằng không có bình chữa cháy thông thường nào có thể dập tắt được lửa.
Trong quá trình thử nghiệm, khi pin xe điện cháy, ngọn lửa sẽ bùng phát và phá vỡ lớp vỏ nhựa của xe. Khi nhiệt độ tăng lên, pin có thể phát nổ. Dù sử dụng bình bột để dập tắt, thậm chí cả một bình bột có trọng lượng 4kg, lửa vẫn tiếp tục bùng cháy.
Lửa bùng cháy dữ dội do pin xe điện cháy
Loại bình chữa cháy thông thường không thể ngăn chặn được lửa do pin xe điện gây ra
Sau khi chuyển sang sử dụng bình khí CO2 để dập lửa và thậm chí phun liên tục cho đến khi bình hết, ngọn lửa vẫn tiếp tục bùng cháy.
Các chuyên gia Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ khuyến nghị:
- Khi phát hiện xe điện bốc cháy, không nên cố gắng sử dụng nước, bình chữa cháy mini hoặc chăn thông thường để dập tắt ngọn lửa. Những biện pháp này chỉ khiến pin phát nổ và gây ra đám cháy lớn hơn.
- Vì không thể dập tắt ngọn lửa bằng cách tắt nguồn của hóa chất bên trong ắc quy điện, có thể sử dụng chăn chống lửa (loại chuyên dụng) để phủ lên xe nhằm ngăn lửa lan ra các vật liệu khác.
- Trong trường hợp không có chăn chống lửa, hãy gọi ngay cho lực lượng cứu hỏa và thông báo kịp thời để người dân có thể sơ tán, tránh khỏi nguy cơ bị bỏng và ngạt khí độc.
Trong thử nghiệm của VTV, chỉ khi pin đã cháy hết, đám cháy mới dừng lại.