1. Phải làm gì khi trẻ sốt phát ban?
1.1. Hiểu rõ về bệnh sốt phát ban
Trước khi tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban, các bậc phụ huynh cần phải hiểu rõ về căn bệnh này.
Sốt phát ban thuộc nhóm bệnh lây nhiễm vì có khả năng lây truyền nhanh chóng từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp và tiếp xúc với dịch tiết của người mắc bệnh. Người bệnh có thể lây nhiễm ngay cả khi đang trong giai đoạn ủ bệnh - thời gian mà cơ thể họ chưa bộc lộ triệu chứng của sốt phát ban. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài khoảng 7 ngày.
Đối với trẻ nhỏ, sốt phát ban thường do các loại virus gây ra. Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi là những đối tượng có hệ miễn dịch kém nên dễ bị virus tấn công, gây bệnh. Phụ huynh cần lưu ý rằng, trẻ nhỏ có thể mắc sốt phát ban nhiều lần.
1.2. Các triệu chứng của bệnh sốt phát ban ở trẻ
Khi trẻ mắc bệnh sốt phát ban, ở mỗi giai đoạn sẽ có các dấu hiệu khác nhau như sau:
- Sốt: Trẻ thường có biểu hiện sốt cao, nhiệt độ có thể đạt tới 39 độ C. Ngoài ra, trẻ có thể ho nhiều, chảy nước mũi nhiều,... Cha mẹ cần theo dõi để nhận biết những biến đổi bất thường của trẻ.
Phát ban là biểu hiện đặc trưng của bệnh sốt phát ban và thường xuất hiện sau khi trẻ bị sốt
+ Phát ban: Đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh sốt phát ban và thường xuất hiện sau khi trẻ bị sốt. Các vết ban có thể xuất hiện trên da ở vùng bụng, lưng, ngực, sau đó lan rộng sang vùng tay và cổ. Vết ban thường có màu hồng hoặc đốm, xuất hiện trong vài ngày và không gây ngứa.
Ngoài hai biểu hiện sốt và phát ban, trẻ còn có thể có một số triệu chứng khác như khó chịu, mệt mỏi, sưng mắt, quấy khóc, biếng ăn, không chịu bú, tiêu chảy,...
1.3. Phương pháp giúp trẻ nhanh hồi phục khi mắc bệnh sốt phát ban
Nếu trẻ được phát hiện và chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ được điều trị và trẻ sẽ có thể hoạt động, chơi đùa một cách khỏe mạnh. Nốt phát ban cũng có thể không để lại sẹo trên da. Ngược lại, nếu không chăm sóc và đưa con đi khám kịp thời, trẻ có thể gặp phải biến chứng của bệnh. Một số biến chứng của sốt phát ban có thể gây ra như viêm tai giữa, tiêu chảy ra máu, viêm phổi, nguy hiểm nhất là viêm não.
Nếu không chăm sóc và đưa con đi khám kịp thời, trẻ có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm
Vì vậy, mỗi phụ huynh cần nắm vững kiến thức để biết cách xử trí khi con mắc bệnh sốt phát ban. Dưới đây là những thông tin chi tiết giải đáp về cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh sốt phát ban.
-
Cách chăm sóc trẻ tại nhà
Đối với một số trường hợp nhẹ, phụ huynh có thể tự chăm sóc con tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ như sau:
+ Mặc cho con những bộ quần áo rộng, có chất liệu thấm hút tốt, tránh làm cọ xát vào những nốt phát ban làm cho trẻ không thoải mái.
+ Mẹ lưu ý không để trẻ gãi da quá nhiều để tránh làm tổn thương da gây nhiễm trùng hoặc tạo ra các vết thương lở loét có thể gây sẹo.
+ Khi trẻ bị sốt, mẹ có thể dùng khăn ấm lau lên cổ, hai hố nách và vùng bẹn của trẻ để giúp làm giảm nhiệt độ. Nếu trẻ sốt cao, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Trong trường hợp trẻ không hạ sốt, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.
+ Cho con uống nhiều nước và bổ sung nước điện giải cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
+ Khi bị sốt, cơ thể của trẻ thường yếu, cha mẹ cần chú ý trong việc tắm rửa, vệ sinh cho bé để tránh gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
+ Cách ly trẻ bị bệnh khỏi những trẻ khỏe mạnh để ngăn chặn sự lây nhiễm.
-
Một số trường hợp cần đưa đến bệnh viện như:
+ Trẻ đã uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn có nhiệt độ cao.
+ Trẻ nhỏ có sốt cao hơn 39,4 độ C.
+ Sau 3 ngày từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, nếu nốt phát ban không có dấu hiệu cải thiện,
+ Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi thường có hệ miễn dịch yếu hơn.
+ Trẻ bị tiêu chảy và mất nước.
2. Một số phương pháp phòng ngừa sốt phát ban
Ngoài việc quan tâm về cách điều trị khi trẻ mắc bệnh sốt phát ban, nhiều phụ huynh cũng quan tâm đến cách phòng ngừa bệnh cho con một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
Chủng ngừa bệnh cho trẻ
+ Chủng ngừa: Hiện nay, việc chủng ngừa bệnh là biện pháp hiệu quả nhất. Để phòng tránh tình trạng sốt phát ban, cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng sởi khi trẻ đạt 9 tháng tuổi, tiêm vắc xin 3 trong 1 (bao gồm Rubella, quai bị và sởi) khi trẻ 12 - 15 tháng tuổi và sau đó tiêm liều nhắc lại khi trẻ đến 4 đến 6 tuổi.
+ Hạn chế tiếp xúc của trẻ với người bị bệnh hoặc người có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh. Trong trường hợp trẻ mắc bệnh, cha mẹ không nên cho trẻ đi học hoặc đi đến nơi đông người để tránh lây nhiễm cho các trẻ khác.
Đảm bảo bé nhận đủ chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch
+ Hướng dẫn bé thường xuyên rửa tay sạch sẽ.
+ Bố mẹ nên cung cấp đầy đủ chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho bé.