Bác sĩ đa khoa còn được gọi là 'bác sĩ tổng quát' hay 'bác sĩ gia đình', chuyên điều trị bệnh mãn tính và cấp tính, phòng bệnh và hướng dẫn phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân. 'Một bác sĩ đa khoa giỏi sẽ điều trị bệnh nhân không những như một nghề nghiệp mà còn coi họ như người thân' (
Sự khác biệt giữa bác sĩ đa khoa và các chuyên gia y tế là phương pháp khám bệnh toàn diện của bệnh nhân cũng như môi trường sinh học, tâm lý và xã hội mà họ sống. Nhiệm vụ chẩn đoán của họ không giới hạn trong một cơ quan nội tạng cụ thể của bệnh nhân, và bác sĩ đa khoa được đào tạo để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe phức tạp. Họ không giới hạn chữa trị theo giới tính, độ tuổi và mức độ phức tạp của bệnh mà họ sẽ điều trị tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia.
Ở một số hệ thống y tế, bác sĩ đa khoa làm việc tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe và đóng vai trò quan trọng. Ở các quốc gia đang phát triển, bác sĩ đa khoa có thể hoạt động độc lập tại các phòng khám tư nhân hoặc tại nhà.
Vai trò của bác sĩ đa khoa thay đổi đáng kể giữa các quốc gia và thậm chí trong từng quốc gia. Ở các khu vực đô thị của các nước phát triển, vai trò của họ thường tập trung vào điều trị bệnh mãn tính, bệnh cấp tính không nguy hiểm cho sức khỏe, và có thể chuyển hướng bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh hoặc tiêm phòng. Trái lại, ở các vùng nông thôn của các nước đang phát triển hoặc phát triển, bác sĩ đa khoa có thể tham gia vào cấp cứu, làm hộ sinh, hoặc thực hiện các ca phẫu thuật đơn giản tại các bệnh viện huyện hoặc tỉnh.
Ở một số nước phát triển, thuật ngữ 'bác sĩ đa khoa' (GP) đôi khi cũng tương đương với 'bác sĩ gia đình'.
Về mặt lịch sử, vai trò của bác sĩ đa khoa thường liên quan đến bằng cấp bác sĩ trong các trường y. Từ những năm 1950, ở nhiều quốc gia, đào tạo bác sĩ đa khoa trở thành một ngành đào tạo riêng với chương trình học riêng và tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ đa khoa.
Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978 đã định nghĩa lại vai trò của bác sĩ đa khoa và vấn đề chăm sóc sức khỏe trong xã hội ngày nay.