1. Vết cắn của mèo nguy hiểm ra sao?
Giống như nhiều loài động vật khác, mèo có thể mang theo nhiều mầm bệnh khác nhau. Khi được nuôi trong nhà, những mầm bệnh này có thể lây nhiễm sang người thông qua vết cào, vết cắn... Nếu chẳng may bị mèo nhiễm bệnh cắn, nước bọt của mèo sẽ tiếp xúc với da người, dẫn đến nguy cơ lây bệnh.
Một số trường hợp bị mèo cắn có thể lây bệnh dại, cần tiêm phòng ngay để phòng ngừa.
Vết cắn của mèo có thể trở nên nghiêm trọng và cần được thăm khám để xác định việc tiêm phòng trong các trường hợp sau:
- Vùng da bị cắn bị tấy đỏ, có mủ.
- Người bị mèo cắn có triệu chứng sốt.
- Người bị mèo cắn có hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc bệnh nền.
- Việc tiêm phòng uốn ván cách đây 5 năm đồng nghĩa với việc khả năng miễn dịch với uốn ván đã giảm.
- Không biết rõ nguồn gốc của mèo cắn mình hoặc bị mèo hoang cắn.
Thực tế, tình huống mắc bệnh dại do bị mèo cắn không quá phổ biến. Tuy nhiên, vết cắn của mèo vẫn cần được cảnh giác. Khoảng 95% trường hợp người bị bệnh dại là do bị chó cắn, trong khi tỷ lệ từ vết mèo cắn chỉ khoảng 2 - 5%.
Nguy cơ nhiễm dại do bị mèo cắn phụ thuộc vào lượng virus trong nước bọt mèo, thời điểm và cách sát khuẩn, và mèo cắn đã được tiêm phòng dại chưa. Do đó, sau khi bị mèo cắn, trước tiên cần bắt giữ mèo để theo dõi, sau đó tiến hành sơ cứu vết cắn và đi khám để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán nguy cơ lây nhiễm bệnh.
2. Nếu bị mèo cắn chảy máu, có cần tiêm phòng không?
2.1. Xử lý vết thương ngay khi bị mèo cắn
Sau khi bị mèo cắn, trước khi tìm hiểu bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không, cần làm những việc sau càng sớm càng tốt:
- Rửa sạch vết thương:
Đặt vết thương dưới vòi nước chảy mạnh, nếu là nước ấm thì càng tốt, sau đó dùng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương nhẹ nhàng trong 10 phút.
Ngay sau khi bị mèo cắn, cần rửa sạch và dùng dung dịch sát khuẩn cho vết thương.
- Băng bó vết thương:
Dùng băng vô trùng quấn quanh vết mèo cắn, không quá chật nhưng vẫn đảm bảo kín để tránh bụi bẩn và tác động ô nhiễm từ môi trường.
- Giữ vệ sinh cho vết thương:
Cần giữ cho vùng bị mèo cắn luôn khô ráo, vệ sinh hàng ngày bằng cồn sát trùng thật sạch sẽ.
Tuyệt đối không được làm những việc sau với vết thương bị mèo cắn chảy máu:
- Để các chất kích thích như ớt bột, nước ép, nhựa cây, chất kiềm, axit,... tiếp xúc với vết thương.
- Dùng bất cứ loại lá nào để đắp lên vết thương.
2.2. Khi bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không?
Với thắc mắc bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không, các chuyên gia khuyến cáo tiêm huyết thanh hoặc vắc xin phòng dại trong các trường hợp sau:
- Bị mèo cắn chảy máu ở các khu vực nhiều dây thần kinh như: mặt, cổ, đầu, bộ phận sinh dục, ngón chân, ngón tay. Càng gần dây thần kinh, virus càng di chuyển nhanh và phá hủy thần kinh mạnh hơn.
- Theo dõi mèo đã cắn và phát hiện thấy các dấu hiệu: mắt đỏ ngầu, hung dữ, cơ thể tê liệt, chảy nhiều nước dãi, trốn vào góc tối, bỏ ăn, chết sau khi cắn người khoảng 7 - 10 ngày.
- Vết cắn chảy nhiều máu, sâu.
- Bị mèo hoang cắn và không thể nhốt mèo để theo dõi.
Tiêm vắc xin kết hợp với huyết thanh phòng dại giúp ngăn ngừa tới 99% nguy cơ lây bệnh dại từ vết cắn của mèo sang người. Ngay cả với vết cào xước do mèo cũng cần được tiêm phòng.
Thời điểm tiêm vắc xin phòng dại tốt nhất là trong 24 - 48 giờ đầu sau khi bị mèo cắn. Không nên để quá lâu vì hiệu quả của vắc xin sẽ giảm, sau 7 ngày bị mèo cắn mới tiêm thì hầu như không có tác dụng.
Nên gặp bác sĩ để thăm khám và xác định chính xác liệu bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không.
Ngoài ra, nếu theo dõi mèo và phát hiện dấu hiệu mắc bệnh dại như đã nêu trên, hoặc mèo chết do dại, cần tiêm đủ 5 mũi vắc xin phòng dại trong vòng 1 tháng để đảm bảo hiệu quả chống lại bệnh.
Trường hợp bị mèo cắn nhẹ, khu vực bị cắn xa dây thần kinh trung ương và con mèo không có dấu hiệu bệnh dại, không bị chết thì có thể không cần tiêm phòng dại.
Dù không phải mọi trường hợp bị mèo cắn chảy máu đều cần tiêm phòng, nhưng người bị cắn thường không thể tự đánh giá được liệu họ cần phải tiêm phòng hay không. Do đó, việc quan trọng nhất là sơ cứu vết thương đúng cách và sau đó đi đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ sẽ quyết định liệu việc tiêm phòng cần thiết hay không dựa trên từng trường hợp cụ thể.
Hi vọng rằng với thông tin được chia sẻ, quý khách hàng đã giải đáp được thắc mắc về việc bị mèo cắn chảy máu có cần tiêm phòng không, từ đó có thể biết cách xử lý đúng khi gặp phải tình huống này.