Cơ địa (Yếu tố chủ nhà
Những yếu tố thuộc về cơ địa có thể kể đến như: tình trạng sức khoẻ tổng quát; đặc điểm tâm lý và thái độ; trạng thái dinh dưỡng; các mối quan hệ xã hội; tiếp xúc trước với cơ thể hoặc các kháng nguyên liên quan; cơ thể, haplotype hay các khác biệt di truyền khác về chức năng miễn dịch; tình trạng lạm dụng chất, chủng tộc, nòi giống. Cơ địa chính là đặc tính của cơ thể mỗi người, động vật, về phản ứng lại với những tác động từ bên ngoài, để chỉ sự phản ứng khác nhau của cơ thể mỗi người đối với môi trường sống.
Khái niệm chung
Louis Pasteur là người đầu tiên đưa ra khái niệm 'cơ địa'. Theo ông, những cá thể có cơ địa yếu là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển và do đó có xu hướng dễ mắc bệnh hơn so với các cá thể khác. Nhiều bệnh nan y được coi là “bệnh do cơ địa” hoặc còn gọi là bệnh do thể tạng (bệnh atopy). Điển hình là các bệnh tự miễn, các phản ứng quá mẫn, suy giảm miễn dịch, hiện tượng thải ghép và dị ứng, bài xích, sốc thuốc và những bệnh thuộc về cơ địa thường khó chữa trị do yếu tố di truyền.
Miễn dịch học đã sử dụng khái niệm Cơ địa theo mô hình của Pasteur để giải thích cơ chế sinh bệnh của các bệnh tự miễn, các phản ứng quá mẫn, suy giảm miễn dịch và hiện tượng thải ghép, đặc biệt là giải thích về bệnh dị ứng. Dị ứng là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các chất lạ. Gọi là quá mức vì các chất này được cơ thể nhận biết và không gây hại cho những người không bị dị ứng. Nhưng đối với những người có cơ địa dị ứng, cơ thể sẽ nhận ra các chất lạ này và kích hoạt hệ thống miễn dịch một cách quá mức.
Các chất gây dị ứng được gọi là dị nguyên. Các dị nguyên bao gồm bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, thực phẩm. Dị nguyên là những chất lạ đối với cơ thể và có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở một số người. Khi dị nguyên tiếp xúc với cơ thể của những người bị dị ứng, nó sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch để gây ra các phản ứng dị ứng. Những người như vậy được gọi là có cơ địa quá mẫn với môi trường sống xung quanh.