Theo chia sẻ của bà Libertelli, ước tính là khí hậu ở các lục địa băng trong khoảng vĩ độ từ 60 đến 70 độ thuộc phía nam địa cầu có thể biến mất hoàn toàn trong khoảng 30 đến 40 năm tới. Điều này được hỗ trợ bằng nhiều nghiên cứu khác nhau, trong đó có một nghiên cứu đăng tải vào năm 2021 trên tạp chí Global Change Biology, chỉ ra rằng khoảng 98% khu vực sống của chim cánh cụt hoàng đế có thể biến mất trong vòng 1 thế kỷ nếu vấn đề khí thải công nghiệp không được giải quyết.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do loài chim cánh cụt lớn nhất thế giới không thể thích ứng nhanh chóng với những biến đổi của khí hậu. Chúng có thói quen đẻ và ấp trứng ở phần biển có lớp băng ổn định cho đến mùa hè Nam Cực. Nếu khí hậu vẫn như xưa, thì chim non cũng phải đợi mọc đủ lông chống nước và giữ nhiệt cơ thể một vài tháng trước khi bắt đầu chuyến đi biển đầu tiên. Nhưng lớp băng hiện nay thay đổi rất thất thường, có khi dày hơn, khiến chúng không thể xuống biển ngay lập tức, nhưng cũng có lúc mỏng và vỡ ra, làm cho những con non chưa kịp mọc đủ lông để bơi bị chết chìm hoặc chết lạnh. Theo nghiên cứu, đến nay chỉ còn 4 lãnh địa giữ được lớp băng đủ dày để chim cánh cụt hoàng đế có thể an toàn ấp trứng.