1. Bà bầu ăn cải chua được không?
Nhiều mẹ bầu chỉ thèm cải chua hay một số loại rau củ muối khác trong giai đoạn ốm nghén nhưng cũng có nhiều chị em rất thích món ăn này và luôn có cảm giác thèm ăn cải chua trong suốt thai kỳ.
Nhiều mẹ bầu khao khát ăn cải chua trong thời kỳ nôn nghén
Theo các chuyên gia, cải chua và một số loại rau củ muối thường chứa nhiều vitamin C, natri và kali, có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu ăn cải chua được không” là “có” nếu mẹ bầu không có dị ứng với loại thực phẩm này và đảm bảo chỉ ăn mức vừa đủ.
2. Một số lợi ích sức khỏe từ cải chua
Nếu ăn cải chua với mức độ phù hợp, chị em có thể đạt được những lợi ích sức khỏe như sau:
- Cân bằng điện giải: Cải chua và một số loại rau củ muối đều chứa nhiều kali và natri, là những chất điện giải quan trọng giúp ổn định hiệu điện thế giữa các màng tế bào và duy trì cân bằng nước.
- Không gây thêm cân: Cải chua không chứa cholesterol và chất béo, không làm tăng cân cho mẹ bầu.
Cải chua cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất
- Hỗ trợ hoạt động tiêu hóa: Trong cải chua chứa nhiều vi sinh vật có lợi giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, giảm các vấn đề về tiêu hóa trong thai kỳ, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch.
- Cải chua cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại tự do và ngăn ngừa nhiều bệnh.
- Là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất: Cải chua giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, vitamin K, sắt, canxi và kali,... Những chất này quan trọng đối với sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
3. Nguy cơ tiềm ẩn từ cải chua
Dù ngon, mẹ bầu nên ăn cải chua vừa đủ. Ăn quá nhiều hoặc cải chua chưa chín có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như:
Ăn quá nhiều cải chua có thể tăng huyết áp cho mẹ bầu
- Khi muối dưa mới, vi khuẩn sẽ đổi nitrat thành nitrit, có thể gây hại cho thai nhi và mẹ bầu. Kết hợp nitrit với amin trong thực phẩm khác có thể tạo ra nitrosamin, nguy cơ ung thư.
- Mẹ bầu ăn dưa quá chua, quá lâu, không vệ sinh có thể gây đau bụng, táo bón, và vấn đề về tiêu hóa, tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.
- Ăn quá nhiều cải chua có thể làm mất nước do nồng độ natri tăng cao. Cần bổ sung nước để cân bằng natri và tránh mất nước.
- Ăn cải chua có thể ảnh hưởng đến dạ dày, gây đầy hơi, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, vấn đề về dạ dày. Cải chua axit có thể gây ợ nóng, khó chịu.
- Ăn quá nhiều dưa chua khi mang thai có thể gây tăng huyết áp, tổn thương thận, ảnh hưởng đến oxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Natri trong cải chua cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng thận của thai nhi, gây cao huyết áp cho em bé.
4. Điều quan trọng khi ăn cải chua
Khi ăn cải chua, mẹ bầu cần chú ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe và phát triển của thai nhi:
Nên tự làm cải chua tại nhà
- Những mẹ bầu mắc phải cao huyết áp, bệnh thận, đau dạ dày,... nên tránh ăn loại thực phẩm này để đề phòng tác động tiêu cực. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liệu bạn có thể ăn được món này không và lượng ăn phù hợp để không gây hại cho sức khỏe.
- Không nên ăn quá nhiều và không nên ăn liên tục.
- Không nên ăn cải muối xổi, hoặc cải vẫn còn xanh.
- Tránh ăn cải muối quá chua hoặc có dấu hiệu bất thường như nổi mốc đen, trắng hoặc nhầy nhớt.
- Nếu mua cải chua ở cửa hàng, siêu thị, đảm bảo thực phẩm còn hạn sử dụng và chọn nơi uy tín để tránh sản phẩm có chất bảo quản quá nhiều, gây hại cho sức khỏe mẹ và thai nhi.
- Nên tự muối cải ở nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn. Trước khi muối, rửa sạch thực phẩm và dụng cụ. Bảo đảm môi trường lên men tốt và giữ vệ sinh cẩn thận, hạn chế vi khuẩn.
Do đó, khi đặt câu hỏi “có thể ăn cải chua khi mang thai không” thì câu trả lời là “có” hoàn toàn, tuy nhiên mẹ bầu cần đảm bảo không tiêu thụ quá nhiều, nên sử dụng muối tại nhà để bảo đảm vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, mẹ bầu cần tuân thủ một chế độ ăn cân đối và khoa học.
Nếu cảm thấy muốn ăn đồ ăn vặt khi mang thai, mẹ bầu nên chọn những loại đồ ăn vặt lành mạnh hơn để “thoả mãn” cơn thèm ăn. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để được tư vấn chi tiết về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và theo dõi sức khỏe mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.