Việc ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, việc cho bé sử dụng bột ăn dặm vào thời điểm không thích hợp có thể gây hại cho sức khỏe của bé. Hãy cùng tìm hiểu xem liệu nên cho bé ăn dặm vào buổi tối không nhé!
Có nên cho bé ăn dặm vào buổi tối không?
Mẹ có thể cho bé ăn dặm vào buổi tối, nhưng tốt nhất là trước 19 giờ hoặc kết thúc bữa ăn trước khi bé đi ngủ khoảng 1 tiếng để bé có thời gian tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả và có giấc ngủ ngon hơn. Nếu mẹ cho bé ăn dặm trước khi bé đi ngủ, có thể gây ra những tác động không tốt cho sức khỏe như:
- Khó ngủ, nôn trớ hoặc ho: Khi ăn no, dạ dày sẽ tiết ra lượng lớn dịch vị giúp bé tiêu hóa thức ăn. Nếu dịch vị không hoạt động tốt, có thể gây ra trào ngược dạ dày và trào vào thực quản, làm bé khó chịu suốt đêm.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Việc khó chịu suốt đêm có thể gây suy giảm hệ miễn dịch ở bé, dễ dẫn đến các bệnh như viêm họng, viêm phế quản,...
Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold gạo, sữa hộp 200g (6 - 24 tháng)
Khi nào là thời điểm phù hợp nhất để bé ăn dặm?
Cha mẹ cần chú ý đến một số thời điểm sau để bé ăn dặm dễ dàng hơn như sau:
- Khi bé tỉnh táo: Bé nên được cho ăn dặm khi đang tỉnh táo, thoải mái và vui vẻ. Việc cho ăn khi bé buồn ngủ có thể làm bé quấy khóc, không thể tập trung vào việc ăn và kéo dài thời gian bữa ăn.
- Bữa sáng hoặc bữa trưa: Đây là thời điểm bé đã uống sữa công thức nên bé không quá đói cũng không quá no, giúp bé tiếp nhận dưỡng chất tốt nhất.
- Sau khi uống sữa từ 1 - 2 tiếng: Bé nên được cho uống sữa trước bữa ăn từ 1 - 2 tiếng để không quá đói. Ăn khi quá đói có thể làm giảm cảm giác thèm ăn ở bé và ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.
- Không ăn sau 19 giờ: Nếu bé ăn sau 19 giờ, bé sẽ no và khó ngủ. Ngoài ra, sau thời gian này, hệ tiêu hóa của bé hoạt động chậm, dễ gây ra đầy hơi và khó tiêu.
Bột ăn dặm Nestlé Cerelac rau xanh, bí đỏ hộp 200g (từ 6 tháng)
Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng chuẩn
3.1. Bắt đầu từ ít và tăng dần
Khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên dùng thìa hoặc bình ăn dặm
Ban đầu, mẹ nên dùng một lượng nhỏ ở đầu muỗng. Khi bé đã quen với chế độ ăn và thức ăn, mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn cho bé mỗi bữa.
Bình ăn dặm AMI AM55109 dung tích 30 ml (từ 4 tháng)
3.2. Từ vị ngọt đến vị mặn
Mẹ nên bắt đầu với những loại thực phẩm có vị ngọt như khoai lang, chuối, táo khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm. Sau này, mẹ có thể thử cho bé thức ăn có vị mặn như thịt cá, rau củ. Nhớ rằng, mẹ không nên thêm muối, nước mắm hoặc bất kỳ gia vị nào khác vào bột ăn dặm của bé nhé!
Bột ăn dặm HiPP hữu cơ từ sữa, ngũ cốc, chuối và đào, đóng hộp 250g (từ 4 tháng)
3.3. Từ dạng lỏng đến dạng đặc
Hệ tiêu hóa của bé đang quen với việc tiêu hóa thức ăn dạng lỏng như sữa mẹ hoặc sữa bột, nên cần thời gian để thích nghi với thức ăn dạng đặc hơn. Mẹ cần tránh thay đổi đột ngột độ đặc của thức ăn, vì điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Tốt nhất, mẹ nên bắt đầu với bột ăn dặm hoặc cháo loãng, sau đó tăng dần độ đặc để bé dễ dàng thích nghi.
3.4. Dần dần làm quen với thực phẩm mới trong vài ngày
Hãy cho bé làm quen với từng loại thực phẩm mới trong khoảng 3 - 5 ngày. Phương pháp này giúp phát hiện nếu bé có dị ứng với thực phẩm đó hay không. Nếu bé không có biểu hiện dị ứng như nổi mẩn đỏ sau khoảng thời gian đó, mẹ có thể tiếp tục cho bé ăn thực phẩm đó.
Bột ăn dặm MetaCare với 4 loại vị mặn, đóng hộp 200g (7 - 24 tháng)
Gợi ý lịch ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi
4.1. Lịch ăn dặm cho bé từ 4 - 6 tháng tuổi
Trong khoảng thời gian từ 4 - 6 tháng tuổi, bé bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức như thường và bắt đầu kết hợp với một lượng nhỏ thức ăn dặm theo lịch trình sau:
- Bữa ăn dặm đầu tiên: Bé nên ăn vào buổi sáng, sau khi bú lần thứ nhất hoặc thứ hai.
- Bữa ăn dặm thứ hai (tùy chọn): Mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm sau khi bé bú buổi chiều.
- Số lần ăn dặm: Khoảng 1 - 2 lần/ngày.
- Lượng thức ăn đặc bé ăn trong một ngày: Có thể từ 3 - 7 muỗng tùy thuộc vào trạng thái sức khỏe của bé.
Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold với 3 vị ngọt, đóng hộp 200g (6 - 24 tháng)
4.2. Lịch ăn dặm cho bé từ 7 - 8 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, bé đã dần quen với việc ăn dặm, vì vậy mẹ có thể tăng số lượng bữa ăn mỗi ngày cho bé như sau:
- Vẫn tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức theo lịch trình thông thường vì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng.
- Bữa ăn dặm đầu tiên: Có thể cho bé ăn sau khi bé đã bú lần thứ nhất hoặc thứ hai trong buổi sáng.
- Bữa ăn dặm thứ hai: Buổi chiều sau khi bé đã bú lần đầu giờ.
- Bữa ăn dặm thứ ba (tùy chọn): Mẹ có thể cho bé ăn sau khi bé bú vào buổi chiều, khoảng 16 - 17 giờ.
- Số lần ăn dặm: Khoảng 2 - 3 lần/ngày.
- Lượng thức ăn bé ăn trong một ngày: Khoảng 10 - 20 muỗng, tương đương với 1/2 - 3/4 chén.
Bột ăn dặm MetaCare với hương vị gà, cà rốt, nấm hương và olive, đóng hộp 200g (7 - 24 tháng)
4.3. Lịch ăn dặm cho bé từ 9 - 12 tháng tuổi
Khi bé ở độ tuổi từ 9 đến 12 tháng, hệ tiêu hóa đã dần quen với việc ăn dặm. Các mẹ có thể tăng khẩu phần của bé, đồng thời duy trì việc cho bé tiếp tục bú mẹ hoặc sữa công thức. Dưới đây là gợi ý về thời gian cho bé ăn dặm trong giai đoạn này:
- Bữa ăn dặm đầu tiên: Mẹ có thể cho bé ăn trước hoặc sau khi bé đã bú lần đầu tiên trong buổi sáng.
- Bữa ăn dặm thứ hai: Trước hoặc sau cữ bú buổi chiều đều được chấp nhận.
- Bữa ăn dặm thứ ba: Mẹ cũng có thể cho bé ăn trước hoặc sau khi bé đã bú vào buổi chiều, khoảng 16 - 17 giờ.
- Số lần ăn dặm: 3 bữa/ngày.
- Lượng thức ăn bé ăn trong một ngày: Có thể từ 16 - 30 muỗng, tương đương 1 - 2 chén.
Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold với gạo, trái cây, đóng hộp 200g (6 - 24 tháng)
Các thực phẩm mẹ nên tránh khi cho bé ăn dặm
Mẹ cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm sau khi bé bắt đầu ăn dặm:
- Mật ong: Trước 12 tháng tuổi, mẹ nên tránh cho bé tiếp xúc với mật ong để phòng tránh nguy cơ ngộ độc.
- Sữa ít béo: Trước 2 tuổi, bé cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất nên không nên dùng sữa ít béo trong chế độ ăn uống của bé.
- Trứng chưa chín hoặc thực phẩm chứa trứng sống: Vi khuẩn trong trứng sống có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ, nên trước 12 tháng tuổi, bé không nên tiếp xúc với trứng sống hoặc các sản phẩm chứa trứng sống như mayonnaise tự làm.
- Sữa bò nguyên chất tiệt trùng: Bé từ 12 tháng tuổi mới nên dùng sữa tươi trong chế độ dinh dưỡng.
- Thực phẩm thô và ngũ cốc nguyên hạt: Trước 3 tuổi, bé nên tránh sử dụng các loại thực phẩm này để phòng tránh nguy cơ hóc, nghẹt thở.
- Cà phê, trà và đồ uống chứa nhiều đường như nước ngọt: Việc cho trẻ dùng các thức uống này có thể gây rối loạn giấc ngủ và tăng sự kích thích thần kinh ở trẻ nhỏ.
- Sữa thực vật: Bé trước 2 tuổi không nên sử dụng các loại sữa thực vật như sữa gạo, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa yến mạch,...
Sữa bột Morinaga Chilmil số 2 dung tích 850g (6 - 36 tháng)