1. Bệnh cường giáp có thể lây nhiễm không?
Rối loạn cường giáp là một loại rối loạn miễn dịch, nguyên nhân rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là bệnh Graves. Cơ chế bệnh như sau:
Hệ thống miễn dịch gặp vấn đề, tạo ra kháng thể tấn công nhầm tế bào tuyến giáp. Điều này vô tình kích thích tuyến giáp sản xuất hormone T4, dẫn đến Bệnh cường giáp.
Bệnh cường giáp là một loại bệnh tự miễn dịch
Viêm tuyến giáp, u tuyến độc, viêm tuyến yên, chế độ ăn nhiều iốt,… cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra cường giáp.
Có thể thấy bệnh cường giáp không có liên quan đến virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng, vì vậy nếu bạn đang tự hỏi là bệnh cường giáp có lây không thì câu trả lời là bệnh không thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh.
2. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp
Mặc dù không lan truyền thành dịch bệnh, nhưng những đối tượng có các yếu tố nguy cơ sau đây có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn:
2.1. Yếu tố di truyền
Trong gia đình hoặc họ hàng gần, có thể là cha mẹ, anh chị em ruột, ông bà,… có người mắc bệnh cường giáp hoặc các rối loạn miễn dịch khác, thì nguy cơ mắc bệnh của họ cũng cao hơn so với bình thường.
Biến đổi gen có thể dẫn đến bệnh cường giáp
2.2. Yếu tố biến đổi gen
Hệ gen của con người vô cùng phức tạp, trong đó một số loại gen có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch để nhận dạng các protein của cơ thể với protein ngoại lai có nguy cơ gây bệnh. Khi đó hệ miễn dịch chỉ sản xuất kháng thể vô hiệu hóa protein ngoại cơ thể. Tuy nhiên nếu khiếm khuyết các gen này hoặc sai cấu trúc, người bệnh có nguy cơ cao bị cường giáp.
2.3. Yếu tố khác
Một số yếu tố không phụ thuộc vào gen cũng có mối liên hệ với nguy cơ mắc bệnh cường giáp nhưng cơ chế gây bệnh chưa được hiểu rõ, bao gồm: nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, sử dụng quá nhiều hoặc quá ít iot, thay đổi nồng độ hormone sinh dục, tác dụng phụ của thuốc điều trị, hút thuốc lá, bệnh lý về mắt,…
3. Biện pháp phòng ngừa bệnh cường giáp hiệu quả
Cường giáp trong giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng và khó phát hiện bằng cách khám sức khỏe thông thường. Vì vậy, chúng ta cần chủ động phòng ngừa cường giáp và các bệnh liên quan đến tuyến giáp bằng những biện pháp sau:
3.1. Thực hiện tập thể dục đều đặn
Thực hiện tập thể dục đều đặn là biện pháp tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, phòng ngừa các bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp cũng như các bệnh lý khác. Khi hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ, nguy cơ mắc bệnh do kháng thể nhầm lẫn và tấn công tuyến giáp cũng giảm đi.
Thiếu hoặc thừa iốt đều có thể gây ra các bệnh liên quan đến tuyến giáp
3.2. Đảm bảo cung cấp đủ I Ốt
Việc cung cấp thiếu hoặc thừa iốt đều là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tuyến giáp, vì vậy hãy đảm bảo rằng các bữa ăn hàng ngày cung cấp đủ lượng chất này mà cơ thể cần. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần tăng cường bổ sung iot để bảo vệ sức khỏe của mẹ và phát triển trí tuệ cho thai nhi, đồng thời phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ.
3.3. Dinh dưỡng cân đối
Trong việc phòng ngừa và kiểm soát sự tiến triển của bệnh cường giáp, thực phẩm giàu chất oxy hóa luôn được đánh giá cao. Cụ thể, những thực phẩm giàu chất oxy hóa bao gồm:
-
Hoa quả: Đặc biệt là các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, cà chua, cam, quýt,…
-
Rau xanh: Các loại rau thuộc họ cải như bắp cải, cải xoăn, súp lơ,… có tác dụng điều hòa chức năng của tuyến giáp và giảm hoạt động của nó.
3.4. Thúc đẩy lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh giúp con người ngăn ngừa nhiều loại bệnh nói chung và bệnh tuyến giáp cụ thể bao gồm: Ăn đủ bữa, đủ dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm “bẩn” chứa nhiều chất độc gây hại, đồ uống có cồn gây kích thích, thuốc lá,…
Lối sống lành mạnh giúp con người ngăn ngừa nhiều loại bệnh
Do nguyên nhân gây ra các bệnh rối loạn tự miễn cường giáp không cụ thể và không tác động nhiều bởi yếu tố con người có thể kiểm soát được, việc phòng ngừa chủ yếu là tăng cường sức khỏe, đảm bảo hoạt động bình thường của tuyến giáp.
Hơn nữa, việc thăm khám tuyến giáp hàng năm được khuyến khích với mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ từ 20 tuổi trở lên. Đây là nhóm có tỉ lệ mắc bệnh cường giáp cao nhất. Kiểm tra tuyến giáp định kỳ giúp phát hiện nguy cơ hoặc tình trạng bệnh sớm để can thiệp điều trị. Đặc biệt khi hầu hết các bệnh tuyến giáp không có triệu chứng, biểu hiện gì cho đến khi gây biến chứng như: cổ phồng, nói khàn, khó nuốt, cảm giác có u ở cổ,…
Ngoài ra, khi phát hiện các triệu chứng của bệnh cường giáp như: mắt lồi, nhiệt độ cơ thể cao, cổ phồng, đau họng, giảm thị lực,… cần đi khám sớm tại các Trung tâm Y tế hoặc Bệnh viện lớn trên cả nước. Các gói khám sức khỏe hiện nay cũng kiểm tra và sàng lọc sớm bệnh lý tuyến giáp, trong đó có cường giáp vì căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và hiệu suất lao động.
Cần phát hiện và điều trị sớm bệnh cường giáp để ngăn ngừa biến chứng
Mọi người đều có thể mắc bệnh cường giáp, tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn nhiều so với nam giới. Triệu chứng và biến chứng của bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị tích cực là biện pháp hiệu quả để bảo vệ cơ thể trước căn bệnh rối loạn miễn dịch này.
Nếu bạn đang tự hỏi bệnh cường giáp có lây không, thì câu trả lời là không. Hãy hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc với người bệnh, giúp họ tránh khỏi sự tự ti, mặc cảm, và hòa nhập vào cộng đồng.