Loài người, trong quá trình phát triển, thường tạo ra các cấu trúc nhân tạo, thực hiện các khái niệm và đặt tên cho các vật thể, từ đó tách chúng ra khỏi tự nhiên ban đầu của chúng. Đặt tên cho một điều gì đó cũng chính là làm mất đi nó. Khả năng hiểu biết của tâm trí chúng ta có hạn, vì vậy chúng ta cần phải đặt tên và gắn nhãn cho mọi thứ. Chúng ta cần phải mô tả, và từ đó, vấn đề về ngôn ngữ mới nảy sinh.
Chúng ta dùng ngôn từ như công cụ để truyền đạt những ý nghĩa chúng ta cho là quan trọng. Ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, câu văn, dấu chấm, và viết tắt. Các từ, đơn thuần chỉ là những dòng mực hoặc 1 bit của pixel, không có ý nghĩa gì cả, nhưng chúng ta vẫn sử dụng chúng. Từ ngữ là công cụ. Ý nghĩa của chúng, như ý nghĩa của một cái búa tạ, không cụ thể. Chúng chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào một mục đích cụ thể. Từ ngữ là phương tiện chúng ta sử dụng để giao tiếp và mô tả.
Từ ngữ là công cụ phân tách chúng ta sử dụng. Khi bạn đặt tên cho một thứ gì đó, bạn đồng thời khẳng định rằng nó không phải là bất kỳ thứ khác đã được đặt tên trước đó. Chúa là ai, là Đấng cứu thế, là Nhà tiên tri, hay chỉ là một Người con? Đôi khi, sự phân loại nhỏ nhất trong lời nói của con người có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Ngôn từ hình thành ra khung cảnh của thế giới của chúng ta. Nếu điều này đúng, và nếu các chiến lược chính trị có thể chi phối trái tim và tâm trí của mọi người theo cách đó, thì ngôn từ có thể gây ra nhiều hậu quả tồi tệ hơn - thậm chí thường xuyên hơn - vì nó dường như hỗ trợ cho cái xấu. Hơn nữa, nếu một khái niệm, dù là tích cực hay tiêu cực, không thể được mô tả bằng từ ngữ, thì theo kiến thức của chúng ta, nó hoàn toàn không tồn tại.
Tính chất của từ ngữ không phải là vấn đề lớn, mà là cách tâm trí của chúng ta hoạt động. Tâm trí con người luôn bị rối ren trong việc xử lý liên tục các khái niệm. Mọi luận điểm được viết ra đều chứa đựng nguyên nhân cho sự phản đối của nó. Sự phân chia giữa Đúng và Sai, tự nhiên hình thành một bóng hình của Tự do và Bảo thủ. Chúng ta giải quyết sự rối ren của tâm trí bằng cách ép buộc các hạn chế và quy tắc lên mọi thứ và mọi ý tưởng, kể cả đạo đức. Cuối cùng, chúng ta biến từ ngữ thành vũ khí, và tránh chúng giống như tránh đạn.
Nếu từ ngữ có thể gây tổn thương đến như vậy, thì chúng ta cũng nên cảnh giác với việc ép buộc các khái niệm vào con chữ. Trong chiến tranh, việc đặt tên chỉ là một cạm bẫy chết người.
Ngôn từ không thay đổi theo ý nghĩa gốc của chúng, bởi chúng luôn như vậy. Chúng dễ bị phản đối và mất đi ý nghĩa ngay khi bị tách ra khỏi ngữ cảnh thích hợp. Giống như bom mìn chiến tranh, chúng ngày càng trở nên nguy hiểm và không ổn định. Từ ngữ không phải là những đứa trẻ có thể lớn lên, mà là những tù nhân của thời gian. Ngược lại, ý nghĩa tồn tại với thời gian, như một dòng suối luôn thích nghi và phát triển. Ý nghĩa mãi mãi là tất cả những gì từ ngữ không thể diễn đạt.
Ngôn từ, trong bản chất của nó, là một thành tựu tuyệt vời của loài người, là thứ cần được tôn trọng và thưởng thức. Từ ngữ có thể và nên được đẹp đẽ. Nhưng lời nói chỉ có thể chân thành với lợi ích của nó, trong mối quan hệ mà nó tồn tại, không phải trong mối quan hệ với mọi thứ. Nếu cuộc sống là một chuỗi các mối quan hệ kết nối tất cả mọi thứ với nhau, và đôi khi chúng ta muốn tự diễn tả, tự biểu hiện toàn bộ bản thân trong một khoảnh khắc, với một sự chân thành mà từ ngữ không thể chứa đựng, chúng ta có thể cảm thấy thất vọng, tức giận và thậm chí có thể trở nên bạo lực.
Trong những tình huống đó, chúng ta phải dùng từ ngữ hoặc hình ảnh mà chính mình không cảm nhận để truyền đạt ý định chân thành của mình. Cuối cùng, chúng ta thay thế suy nghĩ của mình bằng những từ mà chúng ta không cố ý nói ra, với những người mà chúng ta không muốn tổn thương. Đó là lý do tại sao các cuộc trò chuyện thường đi vào tranh cãi không hồi kết, các mối quan hệ vỡ vụn, và chúng ta gặp vô vàn rắc rối. Đó là sự chênh lệch không thể vượt qua giữa những gì chúng ta nói và những gì chúng ta muốn nói.
Có thể không phải là ngẫu nhiên khi các đôi tình nhân cãi nhau bằng lời nhưng làm lành bằng hành động. Xã hội thường công nhận rằng lời nói chỉ là cách thể hiện cảm xúc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể diễn đạt suy nghĩ bằng lời nói. Con người có khả năng đồng cảm, cho phép chúng ta hiểu được suy nghĩ của người khác qua lời nói. Như đèn tàu sắp vào ga, chúng ta cần sắp xếp lời nói để biểu lộ, chứ không làm cản trở, suy nghĩ của nhau.
Có thể chúng ta nói lời yêu một ai đó mà vẫn chân thành không? Tôi nghĩ không, mặc dù điều đó không phải lúc nào cũng vô lý. Hàng tỉ năm trước, vũ trụ bắt đầu từ hư vô và sự sống nảy nở từ hỗn mang. Vì vậy, không có gì là không thể, tình yêu có thể được chứa đựng trong những từ ngữ đơn giản. Nhưng tình yêu có phải dựa vào lời nói không? Không, tôi không tin vậy.
Sự chân thành không giống như sự thật. Sự thật được tạo ra trong lý trí, trong khi chân thành là kết quả của tình cảm và trái tim. Chúng ta có trái tim và lời nói, và luôn hấp dẫn khi trở thành những kẻ nói dối chân thành hơn là những người truyền bá sự thật mà không có tình cảm. Một hành động tốt cũng có thể là dấu hiệu cho sự dối trá gây tổn thương và sau đó là lời nói đầy thù hận.
Theo Medium
Dịch: Thảo Tâm