1. Sùi mào gà ở mắt là gì?
Sùi mào gà ở mắt là một bệnh lây truyền do virus HPV gây ra. Sau khoảng 2 - 9 tháng từ khi nhiễm bệnh, các nốt sùi sẽ xuất hiện trên da, có hình dáng giống như mụn thịt mọc xung quanh vùng mắt, phổ biến nhất ở mí mắt hoặc có thể xuất hiện ở các vị trí khác như bộ phận sinh dục, miệng,...
Sùi mào gà ở mắt thường có các nốt sùi mọc xung quanh vùng mí mắt
2. Các dấu hiệu nhận biết sùi mào gà ở mắt qua các giai đoạn
Thực tế, giai đoạn ủ bệnh của sùi mào gà ở mắt thường khó phát hiện vì không có biểu hiện rõ ràng, có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh khác. Khi bệnh bắt đầu ở giai đoạn đầu, sẽ có những triệu chứng rõ ràng hơn:
- Vùng da xung quanh mắt hoặc mí mắt xuất hiện các nốt u nhỏ màu hồng nhạt mọc đơn lẻ hoặc thành nhóm với nhiều nốt. Hình dáng của nốt sùi giống như mụn thịt hoặc mụn cóc.
- Sùi mào gà ở mắt thường gây ngứa, chảy nước mắt và cảm giác hơi cộm khi nhắm mắt.
Sùi mào gà ở mắt giai đoạn đầu thường nhỏ và chưa hình thành thành phần chùm
Trong giai đoạn nặng hơn, các nốt sùi sẽ gây ra nhiều cảm giác khó chịu hơn cho người bệnh.
- Tình trạng các nốt sùi mọc nhanh và nhiều hơn tạo thành từng chùm giống như bông mao gà.
- Cảm giác đau khi chạm vào mắt hoặc sử dụng khăn lau mặt.
- Các nốt sùi tiết dịch máu, mủ có mùi hôi khó chịu khi chúng bị vỡ ra và hình thành các vết loét hở.
3. Nguyên nhân gây sùi mào gà ở mắt
Nguyên nhân chính gây sùi mào gà ở mắt cũng như ở các vị trí khác là do virus HPV loại 6 và loại 11.
Việc quan hệ tình dục không an toàn có thể dẫn đến việc nhiễm virus HPV và gây ra sùi mào gà ở mắt
Lây nhiễm virus HPV thường chủ yếu xuất phát từ:
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh như khăn mặt,...
- Lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở hoặc cho con bú.
4. Sùi mào gà ở mắt giai đoạn đầu có thể chữa trị được không?
Đây là thời điểm mà các nốt sùi mới bắt đầu hình thành và số lượng còn ít, chưa tạo thành mảng rộng. Trong giai đoạn này, thường xuất hiện các triệu chứng như ngứa mắt, cảm giác cộm mắt hoặc đau nhẹ đi kèm với cảm giác khó chịu. Sùi mào gà không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây mất thẩm mỹ và tạo cảm giác tự ti cho người bệnh.
Khi phát hiện sớm sùi mào gà ở mắt ở giai đoạn đầu thì thường dễ điều trị hơn và tỷ lệ tái phát sau khi chữa trị cũng thấp hơn so với khi bệnh đã lan rộng. Đối với những bệnh nhân mắc sùi mào gà ở mắt, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nốt sùi vỡ gây ra chảy mủ hoặc chảy máu.
5. Các phương pháp điều trị sùi mào gà ở mắt thường được áp dụng
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và bệnh của từng người, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, điều trị sùi mào gà có thể bao gồm các phương pháp sau đây:
Lưu ý: Tất cả thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, quyết định điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ.
5.1. Điều trị bằng thuốc
Đối với bệnh nhân mắc sùi mào gà ở mắt ở giai đoạn đầu, thường chỉ sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc tiêm có tác dụng kích hoạt hệ miễn dịch, giúp chống lại virus HPV như:
- Imiquimod (Aldara) được sử dụng cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên bằng cách thoa sản phẩm lên vùng da có các nốt sùi và sau đó rửa sạch sau 6 - 10 giờ. Một số phản ứng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc bôi: da ửng đỏ, ngứa rát, bong tróc,... Vì vậy, đối với sùi mào gà ở mắt giai đoạn đầu, nên thoa mỏng và sử dụng ít lần để giảm tác dụng phụ của thuốc.
- Axit trichloroacetic loại bỏ lớp tế bào sừng và các tế bào nhiễm virus HPV trên da. Điều này làm cho các nốt sùi mào gà co lại, tự rụng và hình thành da mới khỏe mạnh. Hoạt chất này cũng gây ra một số kích ứng nhẹ như ngứa, đỏ, khô da,...
- Podophyllin và Podofilox được chiết xuất từ nhựa của một số loại cây, thường được sử dụng trong điều trị sùi mào gà hoặc mụn cóc. Hoạt chất này thường gây ra phản ứng phụ mạnh đặc biệt là trên vùng da nhạy cảm như mắt khi sử dụng, vì vậy cần hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ để tránh tình trạng dùng quá liều gây đau rát cho bệnh nhân.
- Interferon hoặc 5-fluorouracil là nhóm thuốc tiêm qua tĩnh mạch có tác dụng kích hoạt hệ miễn dịch, chống lại virus HPV. Phương pháp tiêm phù hợp với những bệnh nhân có vùng sùi mào gà nhỏ và ở tình trạng nhẹ. Tuy nhiên, chi phí để tiêm Interferon hoặc 5-fluorouracil khá cao so với các sản phẩm thuốc bôi ngoài da.
5.2. Thủ thuật áp lạnh bằng nitơ lỏng
Thủ thuật áp lạnh bằng nitơ lỏng thường được sử dụng phổ biến trong điều trị cho những bệnh nhân sùi mào gà ở mắt giai đoạn đầu để loại bỏ các tế bào bị tổn thương do virus HPV. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng nitơ lỏng để làm đông các tế bào nhiễm HPV ở vùng da có các nốt sùi, từ đó chúng sẽ co lại và khô dần rồi tự rụng khỏi da.
Thủ thuật sử dụng nitơ lỏng giúp đóng băng các tế bào nhiễm bệnh
Thời gian thực hiện thủ thuật khoảng từ 10 đến 20 giây và bệnh nhân mắc sùi mào gà cần thực hiện từ 1 đến 3 lần mỗi tuần đều đặn trong khoảng 12 tuần. Phương pháp này khá an toàn nhưng không nên tự ý thực hiện tại nhà để tránh nguy cơ bỏng lạnh.
5.3. Can thiệp loại bỏ ổ sùi bằng nhiệt
Đối với tình trạng bệnh nhân mắc sùi mào gà ở mắt nếu đã sử dụng các loại thuốc bôi, tiêm nhưng vẫn tiếp tục phát triển thành các mảng lớn và có dấu hiệu lan rộng hơn thì cần can thiệp loại bỏ bằng phương pháp nhiệt nóng. Một số phương pháp nhiệt thường được sử dụng để loại bỏ các nốt sùi trên da như laser CO2, đốt điện, ALA-PDT,... Ưu điểm của giải pháp này là có tỷ lệ tiêu diệt tận gốc các tế bào nhiễm bệnh cao giúp hạn chế tình trạng lây lan hoặc tái phát sau khi lành.
6. Biện pháp phòng ngừa bệnh sùi mào gà
- Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV trong độ tuổi được khuyến cáo (từ 9 đến 26 tuổi) để bảo vệ cơ thể.
Tiêm ngừa vắc xin và duy trì quan hệ tình dục an toàn để ngăn ngừa sùi mào gà
- Quan hệ tình dục chung thủy, an toàn với bao cao su để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
- Hạn chế quan hệ tình dục bằng đường miệng đối với những người lần đầu tiên quan hệ hoặc chưa biết về tình trạng sức khỏe của đối tác.
- Thực hiện lối sống khoa học: ăn uống cân đối, tập thể dục và đảm bảo thời gian nghỉ ngơi để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Không sử dụng chia sẻ đồ dùng cá nhân với người khác để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát, khám phụ khoa, nam khoa định kỳ mỗi 6 tháng/lần để sàng lọc và bảo vệ sức khỏe.
- Trang bị kiến thức về sức khỏe thể chất, sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên để đảm bảo an toàn.