1. Phụ nữ đã phá thai một lần có thể có con được không?
Phá thai là phương pháp chấm dứt thai kỳ được thực hiện thông qua các biện pháp như sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật ngoại khoa (nạo hút, gắp, nong thai) để loại bỏ thai nhi. Nhờ vào tiến bộ của khoa học và kỹ thuật hiện đại, các biện pháp phá thai ngày nay an toàn hơn cho phụ nữ mang thai. Do đó, hầu hết các trường hợp phá thai lần đầu đều có thể mang thai trở lại.
Tuy nhiên, khả năng làm mẹ sau khi phá thai lần đầu cũng phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố sau đây:
- Biện pháp phá thai: có nhiều phương pháp phá thai khác nhau được áp dụng tùy theo từng trường hợp cụ thể. Việc xác định đúng tuổi thai và lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ giúp giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng và bảo tồn khả năng mang thai sau này. Cụ thể:
- Dùng thuốc phá thai: chỉ áp dụng được với thai còn nhỏ dưới 9 tuần tuổi; Hút thai: thực hiện được khi thai từ 4 - 12 tuần tuổi; Nong và gắp thai: áp dụng cho thai từ 12 - 18 tuần tuổi.
Thuốc là một trong những phương pháp phá thai được áp dụng khi thai còn rất nhỏ.
- Tay nghề và trình độ của bác sĩ thực hiện: nếu phụ nữ phá thai tại những cơ sở không đảm bảo, thiếu trang thiết bị y tế, không đảm bảo vệ sinh và cấp cứu kịp thời, và tay nghề của bác sĩ còn non nớt, sẽ tăng nguy cơ biến chứng sản khoa sau phá thai. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ và có thể gây vô sinh, mà còn đe dọa tính mạng của phụ nữ sau lần phá thai đầu tiên; Thể trạng của phụ nữ: khả năng mang thai sau một lần phá thai phụ thuộc lớn vào sức khỏe của phụ nữ. Nếu sau phá thai, phụ nữ được chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và không gặp phải các biến chứng nguy hiểm, vẫn còn cơ hội mang thai lần sau. Trong các lần mang thai tiếp theo, phụ nữ cần chăm sóc sức khỏe tốt và giữ tinh thần thoải mái để thai nhi phát triển khỏe mạnh bình thường; Chăm sóc sau phá thai: phụ nữ cần chú ý bồi bổ và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu sau phá thai, phụ nữ gặp tắc vòi trứng, viêm nhiễm cổ tử cung, viêm buồng trứng,... nguy cơ vô sinh cao, có thể mang thai nhưng dễ gặp phải các rủi ro như chửa ngoài tử cung, sảy thai, thai lưu,... Do đó, cần can thiệp ngay để tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
2. Các biến chứng thường gặp sau phá thai lần đầu
Mặc dù các biện pháp phá thai đều đảm bảo an toàn, nhưng vẫn có tỷ lệ biến chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau phá thai, phụ nữ có thể gặp các biến chứng sau:
- Biến chứng khi sử dụng thuốc phá thai:
- Đau bụng; Chảy máu nhiều, nhiễm trùng tử cung; Sốt cao, buồn nôn, ói mửa; Sức khỏe sinh sản giảm sút ở lần mang thai sau: chảy máu âm đạo ở tam cá nguyệt thứ nhất, thai lưu, sảy thai, sinh non, trẻ bị nhẹ cân khi sinh, còn sót thai hoặc thai vẫn còn sống.
- Biến chứng khi sử dụng phương pháp ngoại khoa để phá thai:
- Biến chứng ảnh hưởng đến nội tiết tố và tâm sinh lý:
- Rối loạn kinh nguyệt; Suy nhược thần kinh; Chóng mặt, mệt mỏi, mất ngủ; Giảm nhu cầu sinh lý, tình dục.
Các biến chứng có thể xảy ra sau khi phá thai
Biến chứng sau phá thai rất nguy hiểm. Vì vậy, nếu phát hiện có các triệu chứng bất thường sau phá thai, phụ nữ cần đi kiểm tra ngay để được cấp cứu kịp thời, tránh hậu quả xấu xảy ra.
3. Khi nào là thời điểm phù hợp để quay lại quan hệ tình dục và mang thai sau phá thai
3.1. Sau khi phá thai, khi nào nên quan hệ tình dục?
Sau phá thai, cơ thể của phụ nữ vẫn đang trong giai đoạn yếu đuối, tử cung vẫn còn tổn thương, vì vậy cần thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi. Các bác sĩ sản khoa khuyến nghị rằng chỉ khi sức khỏe đã ổn định trở lại thì phụ nữ mới nên quan hệ tình dục. Thường thì ít nhất là cần 4 - 8 tuần không giao hợp, có khi là lâu hơn đối với những người yếu đuối, khó hồi phục và thai nhi đã lớn. Trong những trường hợp như vậy, tốt nhất là nên kiêng quan hệ ít nhất trong 3 tháng sau phá thai, đồng thời hãy tái khám theo lịch hẹn để kiểm tra sức khỏe và đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra.
3.2. Sau phá thai, khi nào có thể mang thai lại?
Thường thì sau khi có kinh nguyệt trở lại thì phụ nữ có thể mang thai được. Tuy nhiên, giống như việc quan hệ tình dục, phụ nữ cũng cần thời gian để ổn định lại sức khỏe trước khi tiếp tục mang thai và chuẩn bị cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Vì vậy, nếu muốn mang thai trở lại, bạn cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt đã trở lại bình thường; Tâm lý ổn định, thoải mái; Tử cung đã phục hồi và sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo; Không còn viêm nhiễm, nhiễm trùng hoặc hậu quả sau phá thai; Cơ quan sinh dục hoạt động bình thường; Nội tiết tố cân bằng, đủ điều kiện cho sự phát triển bình thường của thai nhi; Thói quen sinh hoạt điều độ, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc,...
Khi phá thai, phụ nữ cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện
Nói chung, trừ những trường hợp bất khả kháng như thai nhi ngừng phát triển, dị tật bẩm sinh không thể khắc phục hoặc nguy cơ mẹ mắc bệnh hiểm nghèo nguy hiểm đến tính mạng,... thì không nên phá thai. Mỗi lần bỏ con đều gây đau đớn về thể chất và tinh thần cho người mẹ, hơn nữa cơ hội mang thai sau này sẽ giảm đi, thậm chí không còn. Vì vậy nếu không có kế hoạch mang thai, các cặp đôi nên sử dụng phương pháp tránh thai an toàn và cần xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định phá thai.